Bảng 4.18. Tổng hợp kết quả hồi quy các mô hình
Variable Model 1 Model 2 Model 3 Model 4 Model 5 Constant 0.642221 2.646175 2.708414 2.64341 2.516942 DY -0.670677** -0.545630* - -0.479157* -0.551182* (-2.281818) (-1.855418) - (-1.653651) (-1.878171) DP 0.037694 0.035653 0.026865 - 0.037957 (1.412144) (1.304464) (0.996472) - (1.390548) SIZE - -0.076239*** -0.079940*** -0.075442*** -0.073808*** - (-4.327398) (-4.559599) (-4.282802) (-4.188807) GA - -0.01669 -0.0063 -0.020023 -0.019062 - (-0.389750) (-0.148169) (-0.468187) (-0.445904) LEV - 0.448804** 0.459439** 0.446656** 0.435120** - (2.913586) (2.979972) (2.898489) (2.828069) EV - -0.134551 -0.155255 -0.219363 -0.130886 - (-0.516987) (-0.596140) (-0.870063) (-0.503951) D1 - - - - 0.150239 - - - - (2.060625) R-Square 0.435858 0.453227 0.450779 0.452017 0.456233 Adjusted R-Square 0.322008 0.339464 0.337369 0.338862 0.342241
Ghi chú: Số liệu trong ngoặc đơn là các giá trị t-statistics.
*, ** và *** lần lượt là các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%
Theo như bảng trên tác giả đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều rõ ràng giữa tỷ
suất cổ tức và biến động giá cổ phiếu nhưng tác giả lại không thấy mối tương quan có ý nghĩa giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và biến động giá cổ phiếu ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu tại các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán Việt Nam giống với nhận định của hầu hết các nghiên cứu thực nghiêm trước đây như
của Baskin (1989), Allen và Rachim (1996), Okafor và cộng sự (2011), Hussainey và cộng sự, (2011), Nazir và cộng sự (2010), Hashemijoo và cộng sự (2012), Imad Zeyad RAMADAN (2013) rằng có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê giữa tỷ
suất cổ tức và biến động giá cổ phiếu. Điều này phù hợp với mô hình tăng trưởng của Gordon (1962). Tuy nhiên, lại trái ngược với kết quả nghiên cứu của Muhammad và cộng sự, (2011) và Yasir và cộng sự (2012) rằng tỷ suất cổ tức có mối tương quan dương với biến động giá cổ phiếu.
Với kết quả nghiên cứu này đã phù hợp với mong đợi của tác giả (chọn H1) trong giả thuyết 1 đưa ra rằng tác giả mong đợi tỷ suất cổ tức sẽ có tác động đến biến
động giá cổ phiếu. Sự tác động của tỷ suất cổ tức tới biến động giá cổ phiếu này ủng hộ cho hiệu ứng thời gian, hiệu ứng thu nhập, hiệu ứng kinh doanh chênh lệch giá và hiệu ứng thông tin.
Dựa trên lý thuyết về hiệu ứng chênh lệch giá tác kỳ vọng tỷ lệ chi trả cổ tức tương quan nghịch với biến động giá cổ phiếu. Tuy nhiên với kết quả ở các mô hình hồi quy tác giảđều thấy tỷ lệ chi trả cổ tức có mối tương quan dương nhưng không có ý nghĩa thống kê với biến động giá cổ phiếu trong nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam. Kết quả này của bài nghiên cứu không phù hợp với mong đợi ban đầu của tác giả (bác bỏ H1) trong giả thuyết 2 rằng tỷ lệ chi trả cổ tức không tác động đến biến động giá cổ phiếu.
Dựa vào kết quả của bài nghiên cứu, chính sách cổ tức có thểđược sử dụng như một công cụ kiểm soát độ biến động của giá cổ phiếu. Các nhà quản lý công ty có thể tác
động làm giảm biến động giá cổ phiếu bằng cách tăng tỷ suất cổ tức và ngược lại. Ngoài ra các nhà đầu tư có thể dựa vào kết quả bài nghiên cứu đểđưa ra nhận định về những cổ phiếu họ đang nắm giữ hoặc đang quan tâm thông qua chính sách cổ
tức công ty, từđó đưa ra những chiến lược đầu tư riêng của mình. Nếu là nhà đầu tư
và mong đợi một sự biến động cao trong giá cổ phiếu. Ngược lại những nhà đầu tư
e ngại rủi ro nên chọn các công ty có tỷ suất cổ tức cao được mong đợi biến động giá cổ phiếu thấp.
Quy mô công ty có tương quan ngược chiều và có ý nghĩa thống kê với biến động giá cổ phiếu. Điều này phù hợp với các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Hussainey và cộng sự, (2011), Hussainey và cộng sự, (2011), Hashemijoo và cộng sự (2012) và Imad Zeyad RAMADAN (2013). Những công ty có quy mô lớn thì dễ
dàng tiếp cận với thị trường vốn và có thể vay mượn với chi phí thấp hơn so với những công ty có quy mô nhỏ và những công ty lớn thường đa dạng hoá trong hoạt
động kinh doanh nên biến động giá cổ phiếu càng thấp hơn.
Ngoài ra kết quả cho tác giả thấy nợ dài hạn trên tổng tài sản có tương quan dương và có ý nghĩa thống kê đối với biến động giá cổ phiếu. Cấu trúc vốn của công ty là một nhân tố quyết định tới biến động giá cổ phiếu. Những công ty sử dụng nợ nhiều sẽ đối mặt với rủi ro nhiều hơn nên biến động giá cổ phiếu cũng lớn hơn. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Hussainey và cộng sự (2012).
Chương 5: KẾT LUẬN