3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
3.2.1. Nhóm giải pháp
3.2.1.1.Nâng cao đạo đức nghề nghiệp và trình độ cán bộ tín dụng
- Nâng cao đạo đức nghề nghiệp
Ở bất cứ ngành nghề nào thì đạo đức nghề nghiệp cũng luôn đƣợc đặt lên hàng đầu và ngành Ngân hàng cũng không là một trƣờng hợp ngoại lệ.
Chi nhánh Agribank Tiên Lãng nằm ở ngoại thành vì vậy có rất nhiều tác nhân ảnh hƣởng đến đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Các tác nhân ấy có thể xuất phát từ quan hệ làng xóm, nể nang mà làm sai quy định trong việc cấp tín dụng và thu hồi nợ.
Cán bộ tín dụng thậm chí biết rõ là khách hàng không đủ khả năng trả nợ nhƣng vẫn làm ngơ, vẫn tiếp tục cho khách hàng ký tiếp hợp đồng tín dụng thông qua việc đảo nợ cho khách hàng.
Cũng vì quan hệ thân quen mà các phƣơng án sản xuất kinh doanh “bong bóng” xuất hiện chủ yếu là “vải thƣa che mắt thánh” để hợp lý hóa điều kiện vay vốn.
Những trƣờng hợp trên tuy xảy ra không nhiều nhƣng nó ảnh hƣởng trực tiếp tới đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Đối với Chi nhánh Agribank Tiên Lãng thì đây chỉ là một hạn sạn nhƣng nếu không có biện pháp cụ thể thì sẽ để lại hệ lụy cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và bản thân cán bộ tín dụng.
- Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng
Trong mọi hoạt động kinh doanh con ngƣời luôn đóng vai trò là yếu tố tất yếu và quan trọng, nó góp phần lớn tạo nên hiệu quả hoạt động kinh doanh, Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng là một trong những giải pháp thiết thực để nâng cao chất lƣợng tín dụng, cụ thể là nâng cao chất lƣợng cho vay hộ sản xuất. Ngân hàng cần xây dựng chƣơng trình đào tạo dài hạn, ngắn hạn, đào tạo tại chỗ, đào tạo theo các chƣơng trình của khu vực cho cán bộ tín dụng. Tổ chức tốt việc phổ cập kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm những nơi làm tốt công tác tín dụng. Mọi hình thức đào tạo đều phải có kiểm tra, viết thu hoạch,
Chi nhánh Agribank Tiên Lãng nên huyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc.
Ban giám đốc Ngân hàng cần xây dựng quy chế luân chuyển cán bộ định kỳ. Công bố định kỳ luân chuyển cán bộ thay thế để cán bộ cũ có điều kiện tự kiểm tra hoàn chỉnh các sai sót, trong khi đó cán bộ mới có điều kiện tiếp cận dần địa bàn mới, phận định trách nhiệm đối với cán bộ mới và cán bộ cũ trong việc thu nợ, xử lý nợ tồn đọng trên địa bàn hoạt động.
Giám đốc, Trƣởng phòng tín dụng phải có kế hoạch kinh doanh cụ thể theo một thời gian nhất định. Phòng tín dụng thực hiện kế hoạch đề ra bằng việc giao khoán các chỉ tiêu cụ thế cho từng cán bộ tín dụng trên cơ sở chất lƣợng công tác tín dụng, hiệu quả đem lại và mức độ thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao. Phòng tín dụng cần xây dựng quy định thƣởng phạt nghiêm minh: Khen thƣởng, tăng thu nhập cho cán bộ tín dụng nếu làm tốt nhiện vụ đƣợc giao, kiên quyết xử lý cán bộ có sai phạm do chủ quan, ngăn chặn kịp thời các tƣ tƣởng tiêu cực phát sinh trong quá trình công tác.
Thông qua công đoàn, phát động các phong trào thi đua văn nghệ thể thao, một mặt để chăm sóc cho đời sống tinh thần của công nhân viên mặt khác để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn.
3.2.1.2.Xử lý nợ xấu tồn đọng
Hầu hết các hộ sản xuất ở Tiên Lãng là hộ nông nghiệp vì vậy khi hoạt động sản xuất gặp rủi ro thì khả năng hoàn trả nợ cho Ngân hàng là rất khó khăn, họ không có bất kỳ một nguồn thu nào khác ngoài sự giúp đỡ của họ hàng, chính quyền địa phƣơng.
Các khoản nợ xấu của hộ sản xuất còn tồn đọng tại Chi nhánh Agribank Tiên Lãng hầu hết là từ rất lâu rồi. Trƣớc tình hình này Ngân hàng nên xem xét xử lý một cách triệt để, cụ thể nhƣ sau:
Đối với những hộ đã hoàn trả gốc, còn nợ lãi Ngân hàng cần xem xét, nếu thực sự hộ sản xuất không còn đủ khả năng trả nợ cho Ngân hàng thì nên chủ động xóa nợ cho hộ sản xuất. Đây chỉ là những khoản trả lãi nên số tiền không lớn, số lƣợng không nhiều vì vậy Ngân hàng củ đủ nguồn để bù đắp khoản thất thoát.
Đối với những hộ sản xuất quá nghèo, không đủ khả năng hoàn trả cả gốc và lãi thì Ngân hàng nên tiến hành khoanh nợ cho hộ sản xuất, nhất là những hộ nuôi tôm (Quyết định số 540/QĐ-TTg của Chính phủ về chính sách tín dụng đối với ngƣời nuôi tôm và cá tra,). Ngân hàng chủ động đề nghị với Chính phủ và đẩy những khoản nợ này ra khỏi bảng cân đối. Đến khi hộ sản xuất có đủ khả năng trả nợ thì các khoản này đƣợc đƣa vào thành thu nhập bất thƣờng.