Ứng dụng GIS:

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước sông Lam, Nghệ An (Trang 35)

6. Lời cảm ơn

2.1.Ứng dụng GIS:

2.1.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS:

Hiện nay, vấn đề môi trường sông Lam cần được quan tâm. Để làm tốt công tác quản lý môi trường thì cần thiết phải xây dựng một cơ sở dữ liệu về môi trường nước. Với mục đích như vậy, hệ cơ sở dữ liệu môi trường vùng sông Lam bao gồm: dữ liệu nền địa lý, dữ liệu môi trường. Trong đó, dữ liệu nền địa lý gồm 6 lớp: Cơ sở toán học, địa hình, giao thông, thủy hệ, phủ bề mặt, và dân cư cơ sở hạ tầng. Khối dữ liệu môi trường có đối tượng: môi trường nước.

Các yêu cầu dữ liệu dữ liệu quản lý môi trường sông Lam[5]:

- Cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính phù hợp, nhất quán có khả năng

quản lý hiệu quả môi trường.

- Yêu cầu thể hiện các đối tượng:

 Tuân theo khung pháp lý tiêu chuẩn kỹ thuật.  Chuẩn thông tin địa lý.

 Đáp ứng các yêu cầu của việc thiết kế cơ sở dữ liệu như: sự phân cấp, tính linh hoạt, khả năng mở rộng, phù hợp công nghệ, tính chia sẻ của dữ liệu. Để xây dựng và sử dụng hiệu quả CSDL cần phải có một cơ sở dữ liệu quản lý các yếu tố không gian và thuộc tính của các đối tượng. Các đối tượng được thể

hiện phải tuân theo khung pháp lý thống nhất về kỹ thuật của sản phẩm, theo các chuẩn thông tin địa lý.

Chuẩn thông tin địa lý là hệ thống các tiêu chuẩn về cách thức, quy định cách mô tả, biểu thị, xây dựng cơ sở dữ liệu từ nhận thức thế giới thực đến cơ sở dữ liệu địa lý được lưu trữ theo cấu trúc, khuôn dạng nào đó. Công việc xây dựng thông tin địa lý rất quan trọng. Các chuẩn này phục vụ cho việc quản trị các yếu tố không gian. Chuẩn thông tin địa lý được thiết kế nhắm chuẩn hóa các hoạt động:

- Xây dựng dữ liệu địa lý theo các mục tiêu đề ra - Trao đổi và chia sẻ dữ liệu địa lý

- Cập nhật dữ liệu

- Xây dựng các hệ thống ứng dụng

Theo quy định số 06/2007/ QĐ-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc ban hành áp dụng chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc gia, trong đó có đưa ra các quy định cụ thể về các chuẩn thông tin địa lý sau: Quy chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý; Quy chuẩn mô hình khái niệm không gian; Quy chuẩn phân loại đối tượng địa lý; Quy chuẩn siêu dữ liệu địa lý; Quy chuẩn chất lượng dữ liệu địa lý; Quy chuẩn trình bày dữ liệu địa lý; Quy chuẩn mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý. Cơ sở dữ liệu GIS môi trường được tổ chức theo mô hình như hình sau đây:

Hình 3. Mô hình tổ chức dữ liệu CSDL GIS môi trường

CSDL GIS môi trường CSDL môi trường MT đất MT nước CSDL nền

Dân cư cơ sở hạ tầng Thủy hệ Địa hình Cơ sở toán học

Giao thông Ranh giới hành chính

2.1.2. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu GIS

Các bước để xây dựng một cơ sở dữ liệu cho GIS gồm:

Hình 4. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu

1. Xác định mục đích, yêu cầu

Trước khi thực hiện quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu cần phải xác định rõ mục đích xây dựng CSDL và những yêu cầu cần phải thực hiện.

2. Thu thập dữ liệu

- Các loại bản đồ cần thiết

- Kiểm tra độ tin cậy, độ chính xác. - Thông tin thống kê và điều tra cơ bản.

Lưu trữ, lập các bản đồ chuyên đề

Tài liệu liên quan khác Thu thập dữ liệu

Bản đồ

Xác định mục đích, yêu cầu

Thiết kế mô hình dữ liệu Nhập dữ liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhập thuộc tính các đối tượng Chuẩn hóa CSDL

3. Thiết kế mô hình dữ liệu: Mục đích của bước thiết kế CSDL là xây dựng

khung dữ liệu với cấu trúc chuẩn được tổ chức trong Geodatabase, bao gồm cấu trúc về nhóm lớp dữ liệu (Feature Dataset) và từng lớp dữ liệu (Feature Class); cấu trúc trường thuộc tính: tên trường, kích thước trường dữ liệu...để phục vụ cho quá trình cập nhật dữ liệu thuộc tính.

4. Chuẩn hóa CSDL

Chuẩn hóa dữ liệu không gian và phi không gian theo mô hình thiết kế CSDL.

- Đối với dữ liệu không gian: chuyển đổi dữ liệu không gian về hệ tọa độ thống nhất theo yêu cầu thiết kế kỹ thuật, xác định các mối quan hệ topology, sữa lỗi topology...

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước sông Lam, Nghệ An (Trang 35)