- Mạng lưới huy động vốn của ngân hàng: Mạng lưới hoạt động của ngân hàng và các
2.1.1.2. Giới thiệu MHB CN Đà Nẵng
Cùng với định hướng phát triển mở rộng mạng lưới rộng khắp đất nước, trong điều kiện thành phố Đà Nẵng là thành phố năng động với tiềm năng phát triển kinh tế cao, MHB CN Đà Nẵng được thành lập. Chi nhánh Đà Nẵng có trụ sở chính tại 129 Lê Lợi, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 113/2003/QĐ-NHN của Hội đồng quản trị MHB ngày 04/12/2003. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của MHB CN Đà Nẵng:
- Chức năng: MHB CN Đà Nẵng là một doanh nghiệp nhà nước, là một chi nhánh của MHB. Vì vậy MHB CN Đà Nẵng cũng có chức năng như một NHTM.
- Nhiệm vụ: Theo điều lệ của MHB, tất cả các chi nhánh đều có nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các loại hình dịch vụ ngân hàng theo hướng đa năng tổng hợp đối với mọi thành phần kinh tế, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và MHB.
- Quyền hạn:
+ MHB CN Đà Nẵng được quyền ban hành quy định, nội quy, biện pháp, chính sách kinh doanh, nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết trong nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ để thực hiện, không làm trái với pháp luật và quy định của MHB.
+ Quy định mức lãi suất cụ thể cho từng kỳ hạn tiền gửi và cho vay phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ theo quy định của MHB.
+ Quyết định tỷ giá mua bán ngoại tệ theo quy định NHNN và MHB. + Quyết định tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng, tiền phạt trong kinh doanh và dịch vụ theo giới hạn quy định của NHNN và MHB.
+ Ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp tác kinh doanh với các tổ chức tài chính theo quy định của NHNN và MHB.
+ Khởi kiện, tranh cấp kinh tế, dân sự, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố về mặt hình sự khi có dấu hiệu phạm tội liên quan đến hoạt động của Chi nhánh theo quy định của MHB.
+ Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo tồn phát triển vốn, thu hồi gốc và lãi vay, bảo đảm sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
+ Yêu cầu khách hàng vay vốn cung cấp tài liệu, hồ sơ, thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính theo thể lệ tín dụng để quyết định cho vay, cung cấp các dịch vụ ngân hàng, kiểm tra kết quả sử dụng vốn vay, đình chỉ thu hồi trước hạn đối với các trường hợp khi kiểm tra phát hiện việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích, vi phạm các quy định của nhà nước, hợp đồng tín dụng, thể lệ tín dụng, cam kết của khách hàng đối với ngân hàng.
+ Phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố khi khách hàng không trả được nợ đến hạn.
+ Chịu trách nhiệm về kinh tế, dân sự các cam kết giữa MHB CN Đà Nẵng với khách hàng, giữ bí mật về số liệu, tình hình hoạt động của khách hàng.
Bảng 2.1: Các sản phẩm, dịch vụ chính của MHB CN Đà Nẵng
TT Tên sản phẩm TT Tên sản phẩm
1 Tiền gửi có kỳ hạn 13 Cho vay bằng đảm bảo các khoản phải thu 2 Tiền gửi thanh toán 14 Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá 3 Tiết kiệm có kỳ hạn 15 Bảo lãnh thanh toán
4 Tiết kiệm không kỳ hạn 16 Bảo lãnh dự thầu 5 Cho vay tiêu dùng 17 Bảo lãnh bảo hành
6 Cho vay mua xe ô tô 18 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 7 Cho vay tiểu thương 19 Dịch vụ chuyển tiền trong nước 8 Cho vay thấu chi cá nhân 20 Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài 9 Cho vay cán bộ công nhân viên 21 Dịch vụ nhận tiền từ nước ngoài 10 Cho vay bổ sung vốn lưu động 22 Dịch vụ thanh toán quốc tế 11 Cho vay mua, xây dựng, sửa
chữa nhà ở
23 Dịch vụ thanh toán biên mậu 12 Cho vay phát triển nông nghiệp,
nông thôn
Số liệu tại bảng 2.2 biểu đồ 2.1 thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của MHB CN Đà Nẵng từ năm 2010 đến năm 2012 như sau:
Hoạt động của MHB CN Đà Nẵng và nhiều NHTM khác chủ yếu là huy động vốn và cho vay. Do đó trong chi phí hoạt động của các NHTM, phần chi trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi. Đối với MHB CN Đà Nẵng cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tổng chi của MHB CN Đà Nẵng năm 2010 là 55.170 triệu đồng, năm 2011 là 75.650 triệu đồng tăng 37% so với năm 2010 và tính đến cuối 2012 là 68.751 triệu đồng giảm 9% so với năm 2011. Trong đó chi lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng 82% vào năm 2010, 85% vào năm 2011 và giảm xuống 81% vào năm 2012. Còn các khoản mục chi phí khác thì chiếm tỷ trọng không lớn và tương đối ổn định qua 3 năm, chiếm chưa đến 20% tổng chi phí hoạt động của ngân hàng. Dù là hoạt động đa năng, nhưng thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm đa số trong tổng thu nhập của MHB Đà Nẵng. Theo bảng số liệu, trong các khoản mục thu nhập thì thu từ hoạt động tín dụng có quy mô, cơ cấu lớn nhất và ổn định ở mức trên 85% qua các năm. Cụ thể, năm 2010 là 58.572 triệu đồng; năm 2011 là 80.730 triệu đồng, tăng 38% so với năm 2010; năm 2012 là 62.333 triệu đồng, giảm 23% so với năm 2011. Tổng thu của ngân hàng tính đến 2012 là 70.867 triệu đồng giảm 13% so với năm 2011 và tăng 11% so với năm 2010, đã cho ta thấy được dấu hiệu chịu ảnh hưởng của nền kinh tế bị suy giảm trong bối cảnh suy giảm chung của kinh tế toàn cầu. Nhìn vào các khoản thu qua 03 năm thì tỷ trọng của các khoản thu tương đối ổn định qua các năm (thu từ hoạt động tín dụng chiếm bình quân trên 90%, thu ngoài hoạt động tín dụng (từ dịch vụ) chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn dưới 10%). Tuy nhiên nguồn thu này về qui mô cũng tăng dần theo thời gian là một dấu hiệu đáng khả quan cho MHB Đà Nẵng, phù hợp với xu hướng của ngân hàng hiện đại là ngày càng tăng tỷ trọng thu từ dịch vụ.
vượt qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc giữ tình hình kinh tế trong nước tương đối ổn định, trong khi bối cảnh thương mại thế giới gặp rất nhiều khó khăn. Hệ thống tài chính bao gồm các ngân hàng thương mại và các tập đoàn bảo hiểm hoạt động tương đối ổn định... mặc dù gặp nhiều khó khăn trong những năm 2008 - 2009, nhưng trong năm 2010 MHB CN Đà Nẵng đã đạt được những kết quả khả quan. Lợi nhuận đạt được trong năm này là 8.693 triệu đồng.
Năm 2011 tình hình kinh tế trong, ngoài nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng xấu đến thị trường tiền tệ. Áp lực lạm phát tăng cao đã buộc Chính phủ phải cắt giảm chi tiêu công, Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Các giải pháp trên đã tác động mạnh đến thị trường tiền tệ trong nước và hoạt động của các ngân hàng thương mại. Trần lãi suất huy động vốn được áp dụng, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng thiếu thanh khoản xảy ra với hầu hết các ngân hàng, một số ngân hàng đã không thể đảm bảo được khả năng thanh khoản và các chỉ tiêu an toàn hoạt động, dẫn đến hệ quả tất yếu của việc sáp nhập một số ngân hàng trong năm 2011. Ngân hàng MHB cũng chịu tác động từ tình hình kinh tế chung trong năm qua. Lợi nhuận mà MHB CN Đà Nẵng đạt được là 6.217 triệu đồng, giảm 28% so với năm 2010.
Năm 2012 tiếp tục là năm khó khăn đối với kinh tế trong nước và thế giới. Kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự có những chuyển biến mạnh mẽ và vững chắc. Hầu hết các quốc gia đối diện với tình trạng nợ công, thâm hụt ngân sách và tăng trưởng suy giảm. Kinh tế trong nước, bên cạnh những khó khăn nội tại còn chịu tác động ảnh hưởng từ bên ngoài, cụ thể: kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, hoạt động sản xuất, kinh doanh đã có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Do sức cầu trong nước yếu, hàng tồn kho
còn ở mức cao, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế chậm, nhiều doanh nghiệp phá sản, dừng hoạt động, thị trường bất động sản đóng băng...Hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và MHB CN Đà Nẵng nói riêng bị ảnh hưởng đáng kể trước tình hình bất ổn của nền kinh tế và những thay đổi trong chính sách tiền tệ cùng với diễn biến phức tạp và khó lường của môi trường kinh doanh. Nợ xấu có chiều hướng gia tăng.Theo ước tính của NHNN nợ xấu của hệ thống các TCTD Việt Nam là trên 9%.Theo sự điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, lãi suất cho vay giảm nhanh hơn mức giảm lãi suất huy động vốn làm hiệu quả kinh doanh năm 2012 của hệ thống Ngân hàng Việt Nam thấp trong đó có MHB CN Đà Nẵng với lợi nhuận đạt được ở con số khiêm tốn là 2.116 triệu đồng giảm 67% so với năm 2011.
Mặc dù đứng trước những khó khăn, thách thức do tác động của môi
trường kinh doanh và diễn biến phức tạp của thị trường như trên, hoạt động kinh doanh của MHB CN Đà Nẵng vẫn duy trì và cố gắng phát triển ổn định, đồng thời chấp hành tốt các chủ trương, chính sách điều hành vĩ mô của Chính phủ và NHNN.