Phương pháp xử lý số liệu trong xây dựng hệ thống cỡ số quần áo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phương pháp đo gián tiếp 2D và xây dựng hệ thống kích thước cơ thể nam sinh viên phục vụ ngành May (Trang 34)

[23]

Phương pháp xử lý số liệu trong tiến trình xây dựng hệ thống cỡ số qua các bước sau:

Bước 1: Tính toán các đặc trưng thống kê của số đo nhân trắc: các số liệu nhân trắc trước khi được xử lý thống kê cần được xử lý để loại bỏ các số liệu bất hợp lý gồm loại sai số thô, loại số lạc. Tiếp theo là tính toán các giá trị đặc trưng thống kê như: khoảng phân phối, giá trị trung bình cộng, độ lệch chuẩn, hệ số biến sai, số trung tâm

hay số trung vị, số trội hệ số bất đối xứng, hệ số nhọn, giới hạn trên hệ số bất đối xứng, giới hạn trên của hệ số nhọn, chuẩn 2, tần số lý thuyết.

Bước 2: Phân tích mối tương quan giữa các kích thước.

Bước 3: Xác định kích thước chủ đạo: có hai phương pháp: (1) xác định kích

thước chủ đạo dựa vào độ lệch chuẩn và kinh nghiệm từ các nghiên cứu trước; (2) xác định kích thước chủ đạo áp dụng kỹ thuật phân tích nhân tố theo phương pháp thành phần chính [20]. Hầu hết các công trình nghiên cứu nhân trắc xây dựng hệ thống cỡ số tại Việt nam đều dựa vào kinh nghiệm để xác định kích thước chủ đạo. Những năm gần đây một số nghiên cứu đã áp dụng kỹ thuật phân tích nhân tố theo phương pháp thành phần chính [9,22]. Phân tích nhân tố là kỹ thuật xử lý thống kê nhằm xem xét mối tương quan lẫn nhau giữa các biến trong một tập hợp nhiều biến để tìm ra các biến quan trọng trong các biến đó để sử dụng trong các phân tích tiếp theo [20]. Tiến hành phân tích nhân tố gồm các nội dung sau:

 Xác định vấn đề: Trong phân tích các số đo cơ thể và phân cỡ các kích thước cơ thể chúng ta không thể phân nhóm tất cả các kích thước mà cần tìm ra các kích thước chủ đạo. Các kích thước chủ đạo có mối tương quan cao với một nhóm các kích thước nào đó và không có hoặc tương quan rất ít với các kích thước thuộc các nhóm khác.

 Xây dựng ma trận tương quan: quá trình phân tích dựa trên ma trận tương quan của các biến, các biến phải có liên hệ tương quan chặt chẽ với nhau.

 Xác định số lượng nhân tố: có 2 phương pháp: (1) phương pháp xác định từ trước dựa theo kinh nghiệm, hiểu biết, phân tích lý thuyết hay từ kết quả các nghiên cứu trước... để chỉ định trước số lượng nhân tố cần chọn để việc giải thích kết quả dễ dàng hơn. (2) phương pháp dựa vào eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi một nhân tố). Chỉ có những nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại cho mô hình phân tích.

 Xoay các nhân tố theo phương pháp Varimax: xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố để tăng khả năng giải thích các nhân tố.

Bước 4: Xác định bước nhảy: việc xác định bước nhảy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến

số lượng cỡ số. Nếu chọn bước nhảy nhỏ thì làm tăng số lượng cỡ số, gây khó khăn và lãng phí công sức cho nhà sản xuất dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao, nhưng thoả mãn được yêu cầu người sử dụng, phù hợp được nhiều dạng cơ thể khác nhau. Ngược lại, chọn bước nhảy lớn thì số lượng cỡ số giảm, tuy đảm bảo được tính kinh tế và tiện lợi cho sản xuất hàng loạt nhưng có thể không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong lựa chọn kích cỡ phù hợp. Việc lựa chọn bước nhảy phù hợp vừa có tính kinh tế cao nhưng vẫn thoả mãn được yêu cầu người sử dụng phải dựa vào các yếu tố sau: Giá trị bước nhảy được xác định dựa trên cơ sở khoảng cách biến thiên của kích thước chủ đạo; Kết cấu hình dáng và tính chất của sản phẩm; Chất liệu vải và kiểu dệt; Lứa tuổi, giới tính sử dụng sản phẩm; Mục đích sử dụng của sản phẩm; Xu hướng thời trang.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phương pháp đo gián tiếp 2D và xây dựng hệ thống kích thước cơ thể nam sinh viên phục vụ ngành May (Trang 34)