nghệ thuật
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng cho nhiều nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác nhiều tác phẩm.
Âm nhạc
Phong cách giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Li Giang, Trung Quốc năm 1961
Bài chi tiết: Danh sách ca khúc về Hồ Chí Minh
• Bài hát "Ca ngợi Hồ Chủ tịch" của nhạc sĩ Văn Cao:
Người về đem tới ngày vui Mùa thu nắng toả Ba Đình Với tiếng Người còn dịu dàng như tiếng đất trời. Người về đem tới xuân đời từ đất nước cằn, Từ bùn lầy cả cuộc đời vùng lên.
Hồ Chí Minh sáng ngời gương đấu tranh. Vững bền đưa chúng ta vượt khó khăn. Hồ Chí Minh muôn năm chỉ lối cho nhân dân. Đến ngày chiến thắng vẻ vang.
• Bài hát "Người là niềm tin tất thắng" của nhạc sĩ Chu Minh:
Đất nước nghiêng mình đời đời nhớ ơn. Tên người sống mãi với non sông Việt Nam. Lời thề sắt son theo tiếng bác gọi, bốn ngàn năm dồn lại hôm nay, người sống trong muôn triệu trái tim... Thế giới nghiêng mình, loài người tiếc thương. Đây người chiến sĩ đấu tranh cho tự do. Người là ước mơ của các dân tộc. Tiếng người vang vọng đến mai sau. Nguyện ước theo con đường Bác đi...
• Bài hát "Bác Hồ, một tình yêu bao la" của nhạc sĩ Thuận Yến
...Bác thương các cụ già xuân về gửi biếu lụa, Bác yêu đàn cháu nhỏ trung thu gửi cho quà. Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng, Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương..."
• Bài hát "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người" của nhạc sĩ Trần Kiết
Tường:
...Trên cánh đồng miền Nam, đau thương mây phủ chân trời. Khi ca lên Hồ Chí Minh, nghe lòng phơi phới niềm tin...
• Bài hát The Ballad of Ho Chi Minh (Bài ca Hồ Chí Minh) của nhạc sĩ người Anh Ewan MacColl
...From VietBac to the SaiGon Delta. Marched the armies of Viet Minh. And the wind stirs the banners of the Indo-Chinese people. Peace and freedom and Ho Chi Minh...
• Bài hát Teacher Uncle Ho (Bác Hồ - Thầy giáo) của Pete Seeger:
...I'll have to say in my own way. The only way I know, that we learned power to the people and the power to know. From Teacher Uncle Ho!
• Nhiều sáng tác khác: "Bác đang cùng chúng cháu hành quân" (Huy Thục), "Thanh niên làm theo lời Bác" (Hoàng Hà), "Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ" (Triều Dâng), "Tấm áo Bác Hồ", "Gửi tới Bác Hồ" (Kapapúi - Tường Vi), "Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác" (An Thuyên), “Vầng trăng Ba Đình”, “Miền Trung nhớ Bác”, “Người về thăm quê" (Thuận Yến), "Bên lăng Bác Hồ", "Bên tượng đài Bác Hồ" (Lê Giang), "Đêm
Trường Sơn nhớ Bác" (Trần Trung), "Bác Hồ sống mãi với Tây
Nguyên", "Cô gái Pakô con cháu Bác Hồ" (Huy Thục), "Đôi dép Bác Hồ" (Văn An - thơ Tạ Hữu Yên), "Bài ca dâng Bác" (Trọng Loan),
"Như có Bác trong ngày vui đại thắng" (Phạm Tuyên), "Lời Bác dặn trước lúc đi xa" (Trần Hoàn)...
Thơ, văn
• Bài thơ "Người đi tìm hình của nước" của nhà thơ Chế Lan Viên:
...Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba-lê
Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá Và sương mù thành Luân Đôn, người có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya...
• Bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu:
...Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường...
• Bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên:: Giữa một vầng trǎng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim!
• Bài thơ "Một con người chủ nghĩa Mác sinh ra" của Hải Như:
Bác đã cho ta, Bác đã cho đời Lẽ sống của ngày mai trên trái đất Lẽ sống đẹp, không coi mình cao nhất Mong kiếp người, ai cũng cất đầu cao
• Bài thơ "Chúc tụng Bác Hồ" của Ismael Gomes Braga (Brazil):
Vị thánh sống của nghìn thánh sống Và ân nhân của cả muôn đời
Hồ Chí Minh! - Chưa dễ thấy người Chúng tôi đây bọn mù mắt sáng!
Tác phẩm Búp sen xanh của Sơn Tùng kể về thời tuổi trẻ của Hồ Chí Minh. Trong tiểu thuyết Đỉnh cao chói lọi của Dương Thu Hương, Hồ Chí Minh được hư cấu thành nhân vật chính Chủ tịch.
Đã có ít nhất bốn bức vẽ bằng máu về Hồ Chí Minh (huyết họa). DANH NGÔN HỒ CHÍ MINH.
“HỠI ĐỒNG BÀO BỊ ĐẦY ĐỌA ĐAU KHỔ! ĐÂY LÀ CÁI CẦN THIẾT CHO CHÚNG TA!”
Sau đại hội xtrat-bua, ông nguyễn dự rất nhiều cuộc họp chi bộ, một tuần hai, ba lần. có một điều ông nguyễn rất muốn biết mà các đồng chí của ông không thấy thảo luận trong các cuộc họp ấy: quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa?
trong cuộc họp chi bộ, ông nguyễn nêu câu hỏi đó lên. Một đồng chí trong ủy ban quốc tế III trả lời ông:
-đó là quốc tế III, anh hãy đọc luận cương này của lê-nin đi.
vừa nói đồng chí ấy vừa đưa cho ông nguyễn tờ luy-ma-ni-te ra ngày 16 và 17 tháng 7 năm 1920.
rời cuộc họp trở về nơi ở, ông nguyễn giở ngay tờ báo tìm đọc luận cương của lê-nin đăng ở trang 3: “sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa”. ông chăm chỉ đọc đi đọc lại nhiều lần:”….các đảng cộng sản cần giúp đỡ trực tiếp phong trào cách mạng ở các nước phụ thuộc hoặc bị tước quền bình đẳng và các thuộc địa…cách mạng giải phóng dân tộc muốn thăng lợi phải theo con đường cách mạng vô sản”.
từng dòng, từng chữ tư tưởng quý giá hiện ra trước mắt ông. Chin năm trời tìm kiếm cới bao gian truân vất vả, với bao cuộc đấu tranh gay gắt, với baio chắt chiu sang lọc, cái mà ông cần đây rồi! cảnh vật trước mắt ông nguyễn nhòe đi bởi nước mắt trào lên khóe mắt. giọt lệ mừng vui, cảm động. ông reo lên:
- hỡi đồng bào bị đầy đọa đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta! tiếng ông reo vang trong không gian của gian phòng quên thuộc. ông tưởng chừng quanh ông đang đồng vọng tiếng đập xích phá xiềng của hàng triệu đòng bào nơi quê hương.
lúc đó ông nguyễn vừa tròn 30 tuổi.
“ĐÂY SUỐI LEENIN, KIA NÚI MÁC, HAI TAY XÂY DỰNG MỘT SƠN HÀ”.
Tháng 1 năm 1941, sau 30 năm bôn ba và hoạt động ở nước ngoài, Bác
trở về Tổ quốc. Người qua biên giới Việt-Trung ở cột mốc số 108 thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Giang, tỉnh Cao Bằng. Để giữ bí mật, Người chỉ nghỉ tạm tại gia đình một đồng bào dân tộc ít người, sau đó chuyển đến ở và làm
việc tại hang Cốc Bó thuộc xóm Pác Pó, xã Trường Hà. Người mang bí danh là “Già Thu”, “cụ Thu Sơn”.
Nơi đây Bác trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng các đoàn thể cứu quốc ở Cao Bằng, mở các lớp huấn luyện cán bộ, lược dịch cuốn lịch sử Đảng Cộng sản (bônsêvích) Liên Xô, chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương lần thứ 8.
sông trong hang ẩn nấp và lạnh giá, đời sống vật chất gian khổ, nhưng Người vẫn lạc quan, tin tưởng:
Non xa xa, nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là Đây suối Lênin, kia núi Mác Hai tay xây dựng một sơn hà. THIẾT DIỆN, VÔ TƯ
Cuối năm 1945,khi giao việc cho đồng chí Lê Giản sang phụ trách nghành công an (lúc đó gọi là liêm phóng), Bác nói:
-Trung ương quyết định chú sang làm liêm phóng. Bác lưu ý chú phải: “thiết diện, vô tư”, bốn chữ thôi.
Rồi người giải thích:
-Thiết diện là mạt sắt, vô tư là không thiên vị, nghĩa là phải hết sức công minh. Chú làm cái nghề này mà không “thiết diện, vô tư” thì Bác sẽ “thiết diện, vô tư” với chú.