Đánh giá hoạt động của ngân hàng phát triển trong giai đoạn 2006-2010

Một phần của tài liệu Đề cương lý thuyết môn Ngân hàng phát triển (Trang 54)

I)Tình hình cho vay và huy động vốn của VDB

Trong khi các ngân hàng thương mại nhà nước xúc tiến cổ phần hoá để thích ứng cơ chế thị trường và các ngân hàng thương mại cổ phần thuộc các thành phần kinh tế khác coi trọng hiệu quả kinh doanh là chủ yếu, thì những hoạt động hướng vào các dự án đầu tư lớn, chậm thu hồi vốn, lợi nhuận không cao (như cho vay phát triển kỹ thuật hạ tầng kinh tế – xã hội, hỗ trợ xuất khẩu, phát triển nông lâm nghiệp và hỗ trợ các dự án đầu tư góp phần xoá đói, giảm nghèo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa …)

NHPT đã từng bước phát huy vai trò của một Ngân hàng chính sách của Chính phủ, góp phần quan trọng huy động thêm các nguồn lực trong và ngoài nước, hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế và xuất khẩu.

Trong các năm qua, NHPT còn được Thủ tướng tin cậy giao thêm một số nhiệm vụ như: cấp phát vốn dự án nhà máy Thủy điện Sơn La, cho vay vốn nhà máy Lọc dầu Dung Quất, đầu tư xây dựng đường ô-tô cao

tốc Hà Nội – Hải Phòng; cho vay vốn thực hiện các dự án theo Hiệp định của Chính phủ với Lào,

Campuchia… Thủ tướng cũng chính thức giao NHPT chức năng bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thương mại và thực hiện một số nhiệm vụ trong các gói giải pháp chống suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội…

Tính chung, tổng số vốn NHPT đã giải ngân cho các dự án đầu tư trong giai đoạn 2006-2010 là 83 nghìn tỷ đồng, dư nợ VND đến 31/12/2010 khoảng 90 nghìn tỷ đồng, tăng hơn hai lần so với thời điểm đi vào hoạt động (01/7/2006), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm và chiếm khoảng 3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Tính đến nay, NHPT đang quản lý 2.445 dự án với tổng số vay theo hợp đồng tín dụng là 168.846 tỷ đồng, trong đó có 106 dự án nhóm A với số vốn vay là 73.583 tỷ đồng.

tín dụng đầu tư của Nhà nước đã tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, phục vụ chủ trương, đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước với tỷ lệ bình quân hàng năm trên 78%, luôn cao hơn mức trung bình toàn xã hội đầu tư vào lĩnh vực này. Trong đó nổi bật là các dự án, công trình Thủy điện Sơn La, nhà máy Lọc dầu Dung Quất, nhà máy Đạm Cà Mau, các dự án sản xuất phân bón DAP ở Hải Phòng, ở Lào Cai, các dự án sản xuất thép, cơ khí trọng điểm, tàu biển, đường ô-tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng …

DOANH SỐ VÀ DƯ NỢ CHO VAY TÍN DỤNG ĐẦU TƯ

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Cho vay tín dụng đầu tư 9.870 21.877 18.600 21.686 24.295

Dư nợ VND* 46.351 60.166 63.171 72.686 87.308

* Chưa bao gồm dư nợ các chương trình của Chính phủ như cho vay dự án Lọc dầu Dung Quất, cho vay dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng…

Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước qua NHPT cũng được đầu tư cho các chương trình kinh tế của Chính phủ như Chương trình kiên cố hóa kênh mương, Chương trình tôn nền vượt lũ đồng bằng Sông Cửu Long, Chương trình trồng và chăm sóc 5 triệu ha rừng, trồng rừng nguyên liệu và cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản… góp phần thực hiện an sinh xã hội, nông thôn, nông dân với số vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng. Các dự án an sinh xã hội khác như trường học, bệnh viện, xử lý rác thải, cấp nước sạch…cũng được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước qua NHPT.

từ năm 2009 đến nay, NHPT luôn hoàn thành vượt so với chỉ tiêu dư nợ bình quân Thủ tướng Chính phủ giao. Thị trường xuất khẩu được tài trợ bằng vốn tín dụng xuất khẩu của nhà nước qua NHPT được mở rộng ra từ gần 50 nước ra trên 120 nước. Với doanh số cho vay gần 5 tỷ USD trong các năm qua, hoạt động tín dụng xuất khẩu đã giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, tăng khả năng cạnh tranh, tranh

thủ thời cơ mở rộng và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp giữ vững thị trường truyền thống, khai thác các thị trường mới và tiềm năng. Đồng thời, thông qua các hình thức hỗ trợ gián tiếp (như bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất…), NHPT đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các chủ đầu tư tiếp cận được các nguồn vốn của ngân hàng thương mại, góp phần đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

DOANH SỐ VÀ DƯ NỢ CHO VAY TÍN DỤNG XUẤT KHẨU

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Doanh số cho vay 8.200 9.500 27.275 32.446 20.211

Dư nợ đến 31/12/20103.000 5.600 13.336 17.355 16.105

Thực hiện chức năng quản lý các nguồn vốn ODA cho vay lại, các quỹ quay vòng, NHPT đang quản lý cho vay lại đối với 412 dự án với tổng số vốn tương đương 9,5 tỷ USD. Các nguồn vốn nước ngoài đã được quản lý đúng quy định, đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam đối với các nhà tài trợ quốc tế. Nhờ đó, NHPT đã được các tổ chức tài chính quốc tế (WB, AFD, Chính phủ Phần Lan…) tiếp tục giao quản lý các chương trình cấp nước từ khâu thẩm định, quyết định cho vay, kiểm soát chi, thu nợ… Chính phủ Nhật Bản, thông qua tổ chức JICA đã thống nhất với Chính phủ Việt Nam giao cho NHPT trực tiếp triển khai Chương trình cho vay bảo toàn và tiết kiệm năng lượng, Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW) đang tích cực làm việc với NHPT để triển khai Chương trình xử lý nước thải khu công nghiệp cũng như Chương trình bảo vệ môi trường và vùng khí hậu…

DOANH SỐ VÀ DƯ NỢ CHO VAY LẠI VỐN ODA

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Cho vay 4.850 8.729 7.802 8.069 10.021

Dư nợ 44.761 50.607 54.622 55.114 61.392

Tổng tài sản của NHPT đến 31/12/2010 đã tăng gấp gần 2,5 lần so với thời điểm nhận bàn giao từ Quỹ Hỗ trợ phát triển (01/7/2006). Trong 5 năm, đã huy động thêm tổng số vốn gần 180 nghìn tỷ đồng, bằng 9,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội cùng kỳ. Trong đó, vốn phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) với thời hạn 2 năm, 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm và 15 năm là nguồn vốn lớn để NHPT đầu tư cho các dự án dài hạn và có vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị niêm yết trên thị trường chứng khoán, góp phần đa dạng hóa các công cụ nợ, gia tăng sự tích tụ tài chính, thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn, đặc biệt là vốn dài hạn. Trên cơ sở bảo toàn và không ngừng phát triển vốn, đến nay, nguồn vốn chủ sở hữu của NHPT đến 31/12/2010 tăng 90%, tức là bằng 190% so với thời điểm nhận bàn giao từ Quỹ HTPT.

SỐ VỐN HUY ĐỘNG QUA CÁC NĂM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Doanh số huy động mới 30.929 36.369 40.382 29.000 48.370

Phát hành trái phiếu CP 10.050 24.095 26.647 5.866 35.457

Tỷ lệ trái phiếu/vốn huy động

33% 66,3% 66% 21% 73%

Triển khai Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, NHPT đã tích cực triển khai nhiệm vụ giúp đỡ ba huyện nghèo của tỉnh Lào Cai là: Si ma cai, Mường Khương, Bắc Hà theo phương thức chủ yếu hỗ trợ góp phần giảm nghèo bền vững thông qua việc hỗ trợ đầu tư các dự án, khai thác tiềm năng, lao động tại địa phương.

2) Đánh giá hiệu quả hoạt động của NHPT Việt Nam a) Về mặt hiệu quả tài chính:

Nhận xét chung cho thấy vì NHPT Việt Nam chủ yếu phục vụ cho các chính sách phát triển thường phải cho vay những dự án có thời gian đầu tư dài, nguồn vốn lớn và rủi ro cao cho nên nếu đánh giá từ phía các chỉ tiêu tài chính thì hiệu quả là rất thấp. Bài viết sẽ chỉ tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội mà VDB đã tạo ra trong 3 năm gần đây.

b) Hiệu quả kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2008

1. Huy động vốn đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế :

Vai trò của NHPT trong thời gian qua ngày càng được nâng cao; thông qua việc huy động và tài trợ vốn cho các dự án phát triển, đặc biệt là các dự án trọng điểm của Chính phủ, NHPT ngày càng tham gia đắc lực hơn vào sự nghiệp phát triển kinh tế. Tính chung, vốn TDĐT do NHPT giải ngân trong giai đoạn 2006-2008 chiếm 3,8% vốn đầu tư trong nước của toàn xã hội, tương đương 4,2% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 1,8% GDP; trong đó tín dụng nguồn vốn trong nước chiếm 2,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 1,15% GDP; nguồn vốn ODA chiếm 1,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 0,5% GDP. Tín dụng của NHPT khá lớn, giai đoạn 2006-2008 chiếm tỷ lệ trung bình 12% tín dụng toàn thị trường (Bảng 2.3); tương đương khoảng 10% GDP; trong đó tín dụng mới hàng năm chiếm 9,6% tín dụng mới toàn thị trường, tương đương khoảng 1,7% GDP.

2) Thúc đẩy xuất khẩu giai đoạn 2006-2008

Việc cho vay TDXK đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm chi phí đầu vào, tăng khả năng cạnh tranh, tranh thủ thời cơ mở rộng và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp giữ vững thị trường truyền thống, khai thác các thị trường mới và tiềm năng. Với doanh số cho vay gần 3 tỷ USD trong 3 năm qua, NHPT đã hỗ trợ các doanh nghiệp thu về kim ngạch xuất khẩu gần 3,5 tỷ USD; số cho vay xuất khẩu ngày càng tăng góp phần thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu cho nền kinh tế.

nhưng hai thị trường này thường có rủi ro khá cao về chính trị, thời gian trả chậm dài từ 2-5 năm nên với vai trò là tổ chức tài chính thực hiện nhiệm vụ TDXK của Nhà nước, NHPT đã hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu sang các thị trường này và các thị trường mới ở Châu Phi trong khi các NHTM ngần ngại cung cấp tín dụng; tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện được các hợp đồng xuất khẩu, góp phần thực hiện các chủ trương của Đảng, Chính phủ trong việc hợp tác kinh tế và quan hệ giữa Việt Nam và các nước

3) Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐ

- Tỷ lệ vốn tín dụng của NHPT thực hiện trong 3 năm qua đối với lĩnh vực công nghiệp, xây dựng luôn tăng nhanh với mức tăng bình quân 78%/năm; tỷ lệ vốn tín dụng của NHPT luôn cao hơn tỷ lệ vốn đầu tư của toàn xã hội trong lĩnh vực này, đồng nghĩa với việc thu hút các nguồn vốn khác trên thị trường cùng cho vay đầu tư các dự án phát triển các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng. Đặc biệt, trong hơn 3 năm qua, NHPT đã cho vay đầu tư 60 dự án trọng điểm (Nhóm A) trên phạm vi cả nước (trong tổng số 127 dự án Nhóm A NHPT đang quản lý), trong đó hầu hết các dự án đều thuộc lĩnh vực công nghiệp (xi măng, thép, điện, giấy, phân bón, chế biến cao su, cơ khí) với tổng số vốn vay chiếm khoảng 40% tổng mức đầu tư, bằng 25% tổng số vốn NHPT cam kết cho vay cho các dự án. Lĩnh vực HTSĐT đã thu hút vốn thị trường để đầu tư tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: chiếm 72% số vốn thu hút được; nông nghiệp: 1,6%; giao thông vận tải: 9,6%; khác: 16,5%. Các kết quả với xu hướng tăng nhanh trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tác động tích cực quan trọng đến sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng miền và cả nước.

- Trong hơn 3 năm, NHPT đã có đóng góp tích cực vào việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế với tốc độ rất nhanh, năm 2007 hơn gấp 2 lần năm 2006, năm 2008 tăng 11% so với năm 2007; đóng góp gần 7% tổng giá trị TSCĐ tăng thêm hàng năm của cả nước, trong đó riêng vốn trong nước đóng góp 4,4%, vốn ODA cho vay lại đóng góp 1,3%mà Quỹ HTPT thực hiện (Bảng 2.8). Điều đáng chú ý là số vốn tín dụng của NHPT chỉ chiếm 4,2% tổng vốn đầu tư toàn xã hội nhưng đã đóng góp tạo mới TSCĐ gần gấp 2 lần mức này cho nền kinh tế. Nhờ có nguồn vốn dài hạn với lãi suất thấp, một số ngành như Điện lực, Công nghiệp đóng tàu, Đóng mới toa xe đường sắt đã có những bước tiến vượt bậc, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Riêng ngành đóng tàu, sau hàng chục năm phát triển, tới năm 1996 ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam mới dè dặt nghiên cứu đóng loại tàu 3.850 T;nhưng chỉ sau đó 08 năm, trọng tải của những con tàu “Made in VN’ đã tăng gấp 4 lần và tăng gấp ba chục lần mức nà y trong những năm gần đây.

4) Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất của nền kinh tế

- Các dự án do NHPT cho vay đầu tư hoàn thành đi vào sản xuất đã góp phần quan trọng tạo ra năng lực mới cho nền kinh tế; các dự án hạ tầng là tiền đề quan trọng cho các ngành nghề, nền kinh tế phát triển (góp phần xây mới 40.000 km kênh mương, hạ tầng của 817 cụm tuyến dân cư...); góp phần trồng mới, chăm sóc, quản lý bảo vệ 277.294 ha rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả khoảng 46.786 ha; trong đó riêng trong năm 2008, NHPT đã hỗ trợ vốn để hoàn thành 137 dự án đầu

tư đưa vào vận hành trong năm 2008, bao gồm 20 dự án nhóm A, trong đó: 8 dự án xi măng, 11 dự án điện, 1 dự án thép...; góp phần quan trọng vào nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế, cụ thể: +06 dự án nguồn điện với tổng công suất phát điện bổ sung 900MW, góp phần tích cực khắc phục tình trạng thiếu điện trong năm 2008 và những năm tiếp theo. 21 dự án đường dây điện và trạm biến áp với khoảng 1.200 km đường dây điện và các trạm biến áp đưa vào hoạt động trong năm 2008, góp phần phát huy hiệu quả đồng bộ cho các dự án nguồn điện vận hành mới đồng thời tăng thêm độ an toàn cho hệ thống lưới điện quốc gia, góp phần quan trọng truyền tải nguồn điện bổ sung từ phía nam cho các tỉnh phía bắc trong các tháng thiếu điện nghiêm trọng trong mùa khô.

+ 04 dự án bệnh viện hoàn thành trong năm 2008 đã trang bị thêm 450 giường bệnh phục vụ chữa bệnh cho nhân dân; tăng thêm nhiều trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật cao; đồng thời khẳng định từng bước hiệu quả của nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với chủ trương xã hội hoá y tế của Chính phủ.

+16 dự án đóng tàu hoàn thành tăng thêm năng lực vận chuyển 105.000 DWT, góp phần tăng thêm tỷ trọng tự chủ cho năng lực vận tải của đội tàu trong nước phục vụ các chuyến hàng xuất nhập khẩu.

+ 05 dự án sản xuất xi măng hoàn thành trong năm tăng thêm năng lực sản xuất 6,2 triệu tấn/năm, góp phần cân đối cung cầu xi măng trong nước và có thêm sản lượng phục vụ xuất khẩu bắt đầu từ năm 2009;

+ 03 dự án cấp nước sạch sinh hoạt tại Hà Nội và TP.HCM. Các dự án này hoàn thành đã góp phần cải thiện chất lượng sống của cư dân đô thị với năng lực cung cấp bổ sung 900.000 m3/ngày đêm.

+Các dự án hoàn thành mới trong năm 2008 đã góp phần tạo mới khoảng 5.000 việc làm ổn định

Một phần của tài liệu Đề cương lý thuyết môn Ngân hàng phát triển (Trang 54)