Nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài tại Việt nam Tình hình nợ của Việt nam

Một phần của tài liệu Nợ và quản lý nợ - nguyễn thị cành (Trang 30 - 35)

10 Tỷ lệ giữa tài sản nợ và tài sản có về ngoại hố

9.4.Nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài tại Việt nam Tình hình nợ của Việt nam

Tình hình nợ của Việt nam

Tình hình nợ nước ngoài tại Việt nam có thể phân chia qua một số giai đoạn phát triển mang tính lịch sử dưới đây.

Giai đoạn 1975-1988. Giai đoạn này có bối cảnh lịch sử khá đặc biệt. Các nước phương

Tây áp đặt chính sách phong tỏa và cấm vận đối với nền kinh tế nước ta. Dòng vốn nước ngoài (cả ODF và FDI) vì thế bị tắc nghẽn. Trong số các nước phương Tây chỉ còn Thụy Điển là tiếp tục cung cấp vốn cho Việt Nam. Nguồn vốn nước ngoài được cung cấp chủ yếu bởi các nước XHCN trong đó nhiều nhất từ Liên Xô cũ (khoảng 80% các khoản nợ của Việt Nam là nợ của các nước Hội đồng Tương trợ Kinh tế (CMEA). Số liệu về nợ trong giai đoạn này không có tính hệ thống, tuy nhiên có thể tổng hợp từ một số nguồn về số nợ của việt nam giai đoạn trước 1990 qua bảng 9.4 dưới đây.

Bảng 9.4: Tình hình nợ của Việt nam trước năm 1990:

Năm Số lượng Nguồn số liệu

1989 16 tỷ đô la Tin IMF, Liên hợp quốc

và tin TTXVN trích trong [6]

1988 12 tỷ đô la (nợ quá hạn 1,8 tỷ) gấp 10 lần kim

ngạch xuất khẩu hàng hóa hàng năm. [19, tr. 17]

1988 1,6 tỷ rúp chuyển nhượng [1]

1988 3,1 tỷ đô la [16]

Trong số nợ đó có những khoản nợ cũ của chính quyền Sài Gòn để lại từ trước 1975 như các khoản nợ của Nhật, Mỹ. Mặc dù có nhiều số liệu khác nhau nhưng tất cả các số liệu đều phản ánh một điểm chung là nợ thời kỳ này rất cao, vượt quá mức an toàn

theo chuẩn của WB. Tỷ lệ dịch vụ nợ/xuất khẩu lên đến 49% năm 1987 và 77% năm 1988 trong khi đó điểm tới hạn của WB chỉ là 30%.

Nợ giai đoạn này chủ yếu là nợ không chuyển đổi, mang đặc điểm vay mượn và sử dụng của cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp trước khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường: (i) toàn bộ các khoản vay nợ nước ngoài đều do Nhà nước thống nhất huy động, sử dụng và quản lý (không kể vay nợ nước ngoài của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa bắt đầu được khởi xướng vào đầu năm 1988). Căn cứ trước tiên trong việc xác định cơ cấu vốn vay và phân phối vốn đó là nhu cầu kế hoạch phát triển của nhà nước. Tất cả các khoản vay đều được rút vốn thông qua ngân sách, chủ yếu dưới hình thức cấp phát, hướng vào các mục tiêu bảo vệ và xây dựng tổ quốc. Bên cạnh đó, các khoản vay nợ được thực hiện thông qua các Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, các hiệp định song phương được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước XHCN cũ trên cơ sở tình đồng chí, bằng hữu, do vậy điều kiện vay khá ưu đãi (lãi suất thấp hoặc không phải trả lãi, kỳ hạn trả hơn 20-30 năm); (ii) vay và trả nợ đều thực hiện thông qua hàng hóa theo giá cam kết giữa các nước trong CMEA cho đến đầu thập kỷ 1980; (iii) cơ cấu vốn vay mất cân đối. Nhiều khoản vay chỉ để nhập khẩu hàng tiêu dùng (lương thực, thực phẩm, thuốc men và các vật dụng thiết yếu khác phục vụ đời sống nhân dân). Số liệu cho thấy nhập siêu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số (chiếm 50,1%), các công trình hợp tác và nhập thiết bị toàn bộ chỉ chiếm 25,1% [6, tr. 85]. Như vậy, chỉ có 25% vốn huy động trong thời kỳ dành cho đầu tư mà lại là đầu tư theo hướng xây dựng một cơ cấu kinh tế mang nặng tính tự cấp tự túc, khép kín; phần còn lại chủ yếu là bù đắp thâm hụt ngân sách, giải tỏa căng thẳng trong tiêu dùng.

Giai đoạn 1988 – 1993. Giai đoạn này là giai đoạn đặc biệt khó khăn đối với Việt Nam

nhất là ở khía cạnh nguồn vốn. Đi liền với sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là việc cắt đứt gần như hoàn toàn các nguồn viện trợ từ các quốc gia này. Trong số các nước này Việt Nam chỉ còn nhận được từ Liên Xô một lượng viện trợ khá lớn cho đến 1990. Bên cạnh đó, Việt Nam còn bị Mỹ cấm vận và ngăn cản các nước TBCN và các tổ chức tài chính quốc tế không cho Việt Nam vay. Mãi đến năm 1992, tình trạng cô lập về kinh tế giữa Việt Nam với các nước Tây Âu và châu Á mới dần dần được phá vỡ từng bước. Trừ Thụy Điển đã cung cấp ODA cho Việt Nam không gián đoạn, một số nước khác như Nhật, Pháp, Ý cũng bắt đầu cung cấp lại ODA nhưng mức độ còn hạn chế. Nợ trong giai đoạn này có các đặc điểm:

Thứ nhất, phần lớn nợ trong giai đoạn trước 1992 là nợ bằng đồng rúp chuyển

nhượng do vậy việc xác định khối lượng nợ phải xử lý là vấn đề khó khăn vì phải lựa chọn một tỷ giá hối đoái thích hợp.

Thứ hai, nợ cao trên mức trung bình. Năm 1990, theo đánh giá của WB, nợ của

Việt Nam lên tới trên 23 tỷ đô la, tính cả nợ bằng rúp chuyển nhượng theo quy đổi 1 đô la = 0,56 rúp. Năm 1991 nợ khu vực không chuyển đổi là 2,7 tỷ đô la; năm 1992 - 3,7 tỷ đô la; 1993 - 4,02 tỷ đô la [38, tr. 99]. Đây là mức nợ đáng báo động so với nền kinh tế thu nhập nội địa còn thấp lúc bấy giờ. Tính đến 1992, Tổng nợ/GNI của nước ta xấp xỉ xấp xỉ 255%; Tổng nợ/ Xuất khẩu xấp xỉ 710% (Bảng 9.5). Các chỉ số này đều vượt khá xa mức trung bình theo phân loại quốc tế (50% và 275%). Như vậy, năng lực trả nợ thể hiện qua khả năng thu hút ngoại tệ từ xuất khẩu của nền kinh tế rất thấp.

Bảng 9.5: Một số chỉ tiêu nợ giai đoạn 1988 – 1992 (Đơn vị: triệu đô la và %)

Chỉ tiêu nợ 1988 1989 1990 1991 1992

Nợ ưu đãi/ Tổng nợ 76,39 85,25 84,87 84,25 81,97

Nợ đa phương/ Tổng nợ 13,88 61 56 61 59

Nợ/GNI .. 327,06 384,01 257,06 255,32

Nợ/ Xuất khẩu * 62 1379 998 787 710

Nợ quá hạn/ Tổng nợ 45 14 15 24 30

Nợ quá hạn (triệu đô la) 276 2956 3541 5605 7281

Tổng nợ (triệu đô la) 618 20705 23270 23395 24332

Xuất khẩu (triệu đô la) 1003 1501 2332 2972 3428 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tính toán của tác giả

Thứ ba, nợ quá hạn trong tổng nợ quá cao. Nợ quá hạn, cả lãi và lãi phạt lên đến

7,218 tỷ đô la; trong đó tỷ lệ lãi quá hạn so với gốc có lúc lên đến 45%.

Thứ tư, tình trạng quản lý nợ lỏng lẻo, nợ tồn đọng tăng mà khả năng chi trả lại có

giới hạn làm tình hình nợ nước ngoài đầu những năm 1990 hết sức căng thẳng và rất đáng lo ngại.

Giai đoạn 1993 – 2004. Đánh giá tổng quan về tình hình nợ, theo IMF và WB thì nợ

nước ngoài của Việt Nam ở mức ổn định và có thể quản lý được. Xét về giá trị tuyệt đối và số nợ bình quân trên một người thì số nợ của Việt Nam không quá lớn so với số nợ nước ngoài của nhiều nước đang phát triển khác. Các bảng số liệu dưới đây phản ánh tình hình nợ của Việt nam giai đoạn sau năm 1990 đến nay.

Bảng 9.6: Nợ nước ngoài của Việt Nam (Đơn vị: triệu đô la)

1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

24168 24799 25428 26255 21777 22458 23210 12820 12576 13324 15817 15000

Nguồn: [3]; [17] và Tính toán của tác giả

Bảng 9.7: Kết cấu luồng vốn dài hạn theo tính ưu đãi (Đơn vị: triệu đô la)

Ch tiêuỉ 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

ODA 550 796 970 1 361 958 1073 1258 1419 1500

Tín d ng thụ ương m iạ 457 326 66 50 30 29 283 562 513

Tỷ trọng ODA/

Tổng giải ngân (%) 55 71 94 96 97 97 82 72 75

Nguồn: [13] và tính toán của tác giả

Bảng 9.8: Cơ cấu nợ của Việt Nam theo thời gian (Đơn vị: %)

Chỉ tiêu 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999

Nợ dài hạn 89,0 88,1 88,1 85,6 87,2 88,5 88,2

Tín dụng IMF 0,4 1,1 1,1 1,5 2,1 1,7 1,5

Nợ ngắn hạn 10,6 10,7 10,7 12,9 10,8 9,8 10,2

Nợ ngắn hạn (triệu đô la) 2570 2663 3272 3754 2342 2193 2376

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003

Nợ dài hạn 90,3 90,9 91,3 89,7

Tín dụng IMF 2,5 2,9 2,9 2,1

Nợ ngắn hạn 7,2 6,2 5,9 8,1

Nợ ngắn hạn (triệu đô la) 923 783 784 1289

Nguồn: [3]; [17] và Tính toán của tác giả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 9.9. Kết cấu các khoản vay dài hạn 1993 -2005 (Đơn vị: triệu đô la)

Ch tiêuỉ 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999

N g c đ n h n tín d ng trung ợ ố ế ạ ụ dài h nạ 651 547 733 674 632 690 431 N g c/ Gi i ngân (%)ợ ố ả 1206 201 165 87 63 62 42 Tín d ng ng n h n (ròng) (tri u ụ ắ ạ ệ đô) 117 124 311 224 -612 -644 -1 036 Ch tiêuỉ 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Gi i ngân tín d ng trung dài h nả ụ ạ 1 411 988 1102 1540 1981 2013

N g c đ n h n tín d ng trung ợ ố ế ạ ụ

dài h nạ 682 365 576 493 527 481

N g c/ Gi i ngân (%)ợ ố ả 48 37 52 32 27 24

Tín d ng ng n h n (ròng) (tri u ụ ắ ạ ệ

đô) -1 755 -1532 -1273 1706 104 -30

Nguồn: [13] và tính toán của tác giả

Bảng 9.10 Nợ phân theo nguồn song phương, đa phương (Đơn vị: %)

Chỉ tiêu 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

Đa phương 0,4 0,9 1,3 2,0 3,8 5,7 6,9 14,8 17,6 21,5 24,8 Song phương 99,6 99,1 98,7 98,0 96,2 94,3 93,1 85,2 82,4 78,5 75,2

Nguồn: [3]; [17] và Tính toán của tác giả

Nợ nước ngoài của Việt Nam tăng dần từ 1993 đến đỉnh điểm vào năm 1996 sau đó giảm nhẹ và đột ngột sụt giảm vào năm 2000 rồi tăng trở lại (Bảng 9.6). Tại sao nợ Việt Nam lại tăng trong khi quan hệ giữa Việt Nam và CMEA đã kết thúc và tại sao nợ Việt Nam lại giảm đột ngột từ 23,21 tỷ la xuống còn 12,82 tỷ đô la?

Giai đoạn 1993-1996 biến động nợ do tác động bởi: (i) nợ giảm do tái cơ cấu qua CLB Paris vào năm 1993 và qua CLB Luân Đôn vào năm 1997; (ii) nợ tăng do tích tụ nợ và lãi quá hạn trong giai đoạn trước; đồng thời Việt Nam được cung cấp nhiều khoản vay sau khi sự trở lại với cộng đồng tài chính quốc tế năm 1993.

Năm 2000 nợ nước ngoài đột ngột giảm do Việt Nam xử lý nợ với Nga theo các điều kiện Toronto. Như vậy, sau khi xử lý nợ với Nga, Việt Nam đã giảm gần phân nửa số nợ từ 23,21 tỷ năm 1999 xuống còn 12,82 tỷ đô la năm 2000 và từ một trong 41 nước bị xếp vào nhóm HIPCs, Việt Nam đã trở thành một nước được WB đánh giá trong Báo cáo Phát triển Việt Nam năm 2002 là có mức nợ bền vững. Hiện tại, Việt Nam được xếp vào nhóm thu nhập thấp nợ ít.

Từ năm 2000 về sau, quy mô nợ nước ngoài đã tăng trở lại, đến cuối 2003 đã đạt mức 15,8 tỷ đô la nhưng nhờ xuất khẩu tăng mạnh, nguồn ngoại tệ tăng, đã thanh toán được một lượng nợ lớn và duy trì mức tổng nợ ở mức 34,1% GDP. Trong số các khoản vay dài hạn (Bảng 9.8), ODA chiếm tỷ trọng khá cao và tăng dần qua các năm. Lĩnh vực hỗ trợ bao gồm các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội ưu tiên của chính phủ như năng lượng điện, giao thông vận tải, phát triển nông thôn, giáo dục, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cải cách hành chính công. Điều này cho thấy Việt Nam đang tiếp cận với nguồn vốn rẻ về mặt lãi suất, vấn đề đặt ra là làm thế nào khai thác hiệu quả nhất luồng vốn này . Tuy nhiên, số dư nợ tự bản thân nó không cho thấy tính nghiêm trọng của tình trạng nợ, để đánh giá mức độ nợ, khả năng trả nợ cần phân tích sâu hơn qua các bảng số liệu dưới đây.

Số liệu bảng 9.11 cho thấy, gánh nặng nợ nghiêm trọng kể từ trước năm 1993 với tỷ lệ nợ/GNI cao hơn mức tới hạn 50% rất nhiều. Tuy nhiên, sau khi cơ cấu lại nợ và xử lý nợ cũ tỷ lệ này đã giảm xuống mức 47,7% vào năm 2000 và còn tiếp tục giảm. Tương tự như vậy, trước năm 2000, chỉ tiêu Trả nợ /Xuất khẩu rất cao so với các nước trong khu vực nhưng từ sau khi xử lý nợ với Nga chỉ số này giảm hẳn do: (i) tổng nợ giảm; (ii) xuất khẩu tăng; (iii) kiều hối từ nước ngoài về tăng. Bên cạnh đó, tỷ lệ trả nợ và lãi so với xuất khẩu của Việt Nam càng ngày càng giảm cho thấy áp lực trả gốc và lãi ngày càng được cải thiện; khả năng thanh toán và chi trả nợ ngày càng lành mạnh. Tóm lại, có thể đánh giá rằng mức nợ hiện tại của Việt Nam là tương đối thấp và có khả năng thanh toán.

Bảng 9.11: Một số chỉ tiêu phản ánh mức độ nợ của Việt Nam

Chỉ tiêu 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999

Nợ/ Xuất khẩu (%) 663,0 462,4 341,7 272,4 183,8 185,9 164,1 Nợ/ GNI (%) 188,0 159,7 124,0 108,2 82,6 84,1 82,0

Trả nợ/ Xuất khẩu 13,6 5,7 4,9 4,1 7,7 9,1 10,0

Lãi/ Xuất khẩu 3,7 3,6 1,8 2,0 2,7 3,5 2,6

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Giá trị tới hạn

Nợ/ Xuất khẩu (%) 73,4 69,3 67,2 67,2 275% Nợ/ GNI (%) 41,7 39,0 38,0 40,4 50%

Trả nợ/ Xuất khẩu 7,5 6,7 6,0 3,4 30%

Lãi/ Xuất khẩu 2,0 2,1 1,5 1,3 20%

Khung pháp lý quản lý nợ tại Việt nam

Hoạt động vay trả nợ nước ngoài của Việt Nam đã có từ những thập kỷ trước nhưng mãi đến 30/08/1993 chính phủ mới ban hành nghị định 58/CP về quản lý vay và trả nợ nước ngoài. Từ đó đến nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về việc quản lý nợ chính phủ và nước ngoài bao gồm các luật, nghị định, quyết định và các thông tư đã được ban hành và bổ sung, sửa đổi rất nhiều để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Quan trọng nhất là nghị định 17/2001/NĐ-CP ngày 04/05/2001 thay thế nghị định 87/CP ngày 05/08/1997 phân công trách nhiệm các bộ trong quản lý ODA (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nợ và quản lý nợ - nguyễn thị cành (Trang 30 - 35)