4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.4 Phương pháp hồi quy
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng theo phương pháp
ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) để xem xét ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp; cũng như tìm hiểu tác động của độ sâu tài chính đến mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và tín dụng thương
mại của doanh nghiệp tại Việt Nam. Tác giả sử dụng cả ba mô hình - mô hình tổng hợp tất cả các quan sát (Pool), mô hình tác động cốđịnh (Fixed effects) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effects). Sau đó, sử dụng kiểm định Hausman và kiểm định F để lựa chọn ra mô hình tốt nhất cho bài nghiên cứu11.
Ngoài ra, để tránh trường hợp nội sinh giữa biến tín dụng thương mại và nắm giữ tiền mặt ví dụ như chính sách tiền mặt của một doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, tác giả sử dụng hồi quy 2 bước (Two Stage Least Square) với các biến công cụ để xem xét vấn đề nội sinh này. Các biến công cụ bao gồm: 2 biến tín dụng thương mại (với độ trễ là 1 năm), và 4 biến khác được xem là có ảnh hưởng đến tín dụng thương mại là tài sản cố định trên tổng tài sản (FIXED_ASSETS), logarit tự nhiên của tuổi công ty theo năm (FIRM_AGE)12, nắm giữ tiền mặt trong doanh nghiệp (với độ trễ là 1 năm) và biến giả DRPT_BUY hoặc DRPT_SELL. Tác giả cũng sử dụng cả ba mô hình - mô hình tổng hợp tất cả
các quan sát (Pool), mô hình tác động cố định (Fixed effects) và mô hình tác
động ngẫu nhiên (Random effects) đối với phương pháp hồi quy hai bước này. Sau đó, sử dụng kiểm định Hausman và kiểm định F để lựa chọn ra mô hình tốt nhất cho bài nghiên cứu.
11 Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình tốt nhất giữa mô hình tác động cốđịnh (Fixed effects) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effects). Kiểm định F để lựa chọn chọn mô hình tốt nhất giữa mô hình tác động cốđịnh (Fixed effects) và mô hình tổng hợp tất cả các quan sát (Pool).
12 Theo nghiên cứu của Petersen và Rajan (1997); Giannetti và cộng sự (2008); Wu và cộng sự (2012).