Thiết lập những mục tiêu của kế hoạch

Một phần của tài liệu ĐỀ tài xây DỰNG kế HOẠCH ỨNG DỤNG e MARKETING CHO NGÀNH HÀNG gạo của CÔNG TY (Trang 36)

5.2.1 Mục tiêu

Những mục tiêu của E-marketing được thiết lập dựa trên các yếu tố SMART. Trước hết, mục tiêu tổng quát là xây dựng và gia tăng lượng khách hàng qua các năm 2009 đến 2010 và thu lợi nhuận từ hoạt động E-marketing ngay từ quý thứ hai của năm 2009 – năm website giao dịch cho ngành hàng gạo của công ty Angimex chính thức đi vào hoạt động. Để đạt được những mục tiêu tổng quát này thì những mục tiêu cụ thể được vạch ra và được thể hiện qua bảng 1 và 2 như sau:

Bảng 4: Mục tiêu cụ thể của kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo nội địa của công ty Angimex

Mục tiêu ĐVT 2009 2010

ANGIMEX Số người truy cập Website Người 6.750 9.000 12.750 21.500 50.000 150.000 % tăng lên % 33% 42% 69% 200 % Số khách hàng trực tuyến Người 338 540 893 1720 3490 12.000 % tăng lên % 60% 65% 93% 244 %

Khối lượng giao

dịch trực tuyến 1000đồng 51.368 82.188 135.839 261.784 531.178 1.983.960

% tăng lên % 60% 65% 93% 274 %

Lợi nhuận có/ không không có có có

Chi phí xây dựng

Website 1000đồng 3.000 - - - 3.000 Chi phí duy trì và

phát triển Website 1000đồng 1.200 1.200 1.200 1.200 4.800 7.200 Khác với mục tiêu của kế hoạch marketing, những mục tiêu của kế hoạch Emarketing gồm có: số người truy cập vào website, số khách hàng trực tuyến, khối lượng giao dịch trực tuyến và lợi nhuận có được từ hoạt động bán hàng thông qua website. Bên cạnh đó cũng cần xét đến mục tiêu về chi phi xây dựng, duy trì và phát triển website để có thể đảm bảo được hiệu quả từ hoạt động E-marketing.

5.2.2 Giải thích mục tiêu

- Căn cứ vào sự tham khảo các website giao dịch trực tuyến v à các cuộc nghiên cứu thị trường được thực hiện bởi phòng phát triển chiến lược của công ty, do đó đề tài đưa ra mục tiêu cho số người truy cập website giao dịch cho ngành hàng gạo nội địa của công ty Angimex là 50.000 người năm 2009 và 150.000 người vào năm 2010. Từ mục tiêu này số người truy cập hàng tháng của năm 2009 được thiết lập. Do năm 2009 website giao dịch mới được đưa vào hoạt động chính thức nên còn chưa được phổ biến cho khách hàng, đồng thời chi phí marketing của năm này chủ yếu là cho đầu tư cho marketing truyền thống. Sang năm 2010, do nhu cầu phát triển các cửa hàng, đại lý gạo cùng với hoạt động marketing được đầu tư mạnh cho ngành hàng này nên hình ảnh gạo nội địa của công ty trở nên phổ biến. Bên cạnh đó dưới sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin nên văn hóa mua hàng trên internet ngày càng tr ở nên phổ biến. Vì thế số người truy cập website gạo nội địa của Angimex trong năm 2010 tăng l ên gấp ba lần năm 2009.

- Số khách hàng trực tuyến là lượng khách hàng quyết định đặt mua hàng khi vào website gạo nội địa của công ty. Số lượng này tăng lên theo hàng tháng do số người truy cập và tỷ lệ quyết định mua sau khi vào website ngày càng tăng.

- Khối lượng giao dịch trực tuyến chính là doanh số có được từ các đơn hàng trên internet và được tính dựa trên giá trị trung bình của một đơn hàng và số đơn hàng(số khách hàng trực tuyến) trong tháng.

- Lợi nhuận được xác định một cách định tính dựa trên cơ sở doanh số (khối lượng đơn hàng trực tuyến) trừ đi chi phí và cả hai đại lượng này phải được phát sinh từ hoạt động E-marketing.

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX

Mục tiêu E-marketing năm 2009

Bảng 5: Mục tiêu của kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo nội địa của công ty Angimex qua các tháng của năm 2009

ĐVT: 1000 đồng

Tháng

Mục tiêu Tổng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Số người truy cập Website 2000 2250 2500 2750 3000 3250 3750 4250 4750 5750 7250 8500 50000 % tăng lên 13% 11% 10% 9% 8% 15% 13% 12% 21% 26% 17 % Số khách hàng trực tuyến 100 113 125 165 180 195 263 298 333 460 580 680 3490 % tăng lên 13% 11% 32% 9% 8% 35% 13% 12% 38% 26% 17 % Khối lượng giao dịch trực

tuyến (1000đồng) 15220 17123 19025 25113 27396 29679 39953 45280 50607 70012 88276 103496 531178 % tăng lên

13% 11% 32% 9% 8% 35% 13% 12% 38% 26% 17 % Lợi nhuận (có/ không) không không không có có có có có có có có có có Chi phí xây dựng Website

(1000đồng) 3000 - - - - - - - - - - - 3000

Chi phí duy trì và phát triển

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX

Khóa luận

TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh Trang 32

5.3 E-marketing chiến lược.

5.3.1 Phân tích ma trận SWOT

Phân tích ma trận SWOT của công ty ANGIMEX đối với ứng dụng E-marketing và đưa ra những chiến lược.

Bảng 6: Ma trận SWOT của công ty ANGIMEX đối với ứng dụng E-marketing

Cơ hội (O) Thách thức (T)

SWOT

O1. Nhu cầu tiêu dùng gạo chất lượng cao ngày càng tăng.

O2. Thói quen mua sắm thông qua mạng Internet ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố.

O3. Internet phát triển mạnh mẽ và số người sử dụng tăng.

O4. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin ứng dụng trong kinh doanh.

O5. Cuộc sống ngày càng hiện đại, người tiêu dùng ít có thời gian trực tiếp đến cửa hàng.

O6. Bộ Thương Mại ban hành Luật giao dịch điện tử, mở cổng và đầu tư cơ sở hạ tầng cho TMĐT.

O7. TMĐT trên thế giới và Việt Nam phát triển mạnh trong thời gian gần đây.

O8. Hệ thống thanh toán qua mạng ngày càng phong phong phú.

T1. Sự xuất hiện ngày càng nhiều công ty kinh doanh gạo và có ứng dụng mạnh mẽ E-marketing.

T2. Thương hiệu gạo ngày càng nhiều.

T3. Người tiêu dùng ngày càng yêu cầu cao về chất lượng, thương hiệu cho sản phẩm.

T4. Tình hình lúa gạo biến động phức tạp (chất lượng, sản lượng, giá).

T5. Website giao dịch cần có độ bảo mật cao

T6. Rủi ro trong quá trình mua bán trực tuyến.

T7. Phương thức mua hàng qua m ạng chưa phát triển mạnh ở TP. Long Xuyên và loại hình bán gạo trực tuyến còn mới mẻ.

S1. Ban lãnh đạo đầy kinh nghiệm và năng lực.

S2. Có hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng để phục vụ TMĐT.

S3. Có đội ngũ nhân viên phụ trách marketing nhiệt tình, năng động, sáng tạo.

S4. Có sự hỗ trợ của bộ phận công nghệ thông tin (NIIT) đầy kinh nghiệm.

S5. Có Website thông tin riêng.

S6. Công ty có định hướng ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh.

S7. Khả năng tài chính mạnh.

S2, S3, S4, S5, S6 + O2, O3, O4, O5, O6, O7, O8: Đầu tư cơ sở hạ tầng cho TMĐT, Phát triển Website giao dịch, Emarketing cho g ạo nội địa, Linh hoạt trong khâu định giá bán. Thâm nhập thị trường người tiêu dùng qua mạng (thị trường ảo)

S1, S3, S5, S7, S9 + O1: Đẩy mạnh hoạt động quảng bá cho sản phẩm. Thâm nhập thị

trường nội địa

S1, S3, S5, S7, S9 + T2, T3:

Tiến hành xây dựng thương hiệu hoàn chỉnh cho Gạo An Gia để nâng cao khả năng cạnh tranh với các thương hiệu khác và đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng gạo.

Mở rộng, phát triển thị trường gạo nội địa.

S1, S7, S8, S9, S10 + T2, T3, T4 Thực hiện canh tác theo tiêu chuẩn GAP, tăng cường kiểm soát nguồn nguyên

S8. Công ty có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất gạo.

S9. Có nhãn hiệu gạo chất lượng cao (Gạo An Gia) và đang xây dựng thương hiệu.

S10. Chủ động vùng nguyên liệu.

S1, S6, S7, S8, S9, S10 + O1: Đầu tư quản lý quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm

Phát triển sản phẩm.

liệu để hoàn thiện chất lượng sản phẩm. Kết hợp ngược về phía sau.

S2, S4, S5, S6, S7 + T5, T6, T7: Đầu tư nâng cao trình độ cho bộ phận công nghệ thông tin về mạng, trang bị và nâng cấp cơ sở hạ tầng cho TMĐT Thâm nhập thị trường khách hàng qua mạng.

Điểm yếu (W) Chiến lược W+O Chiến lược W+T W1. Chưa xây dựng được hệ thống kênh

phân phối hoàn chỉnh.

W2. Ngân sách cho bộ phận marketing chưa được đầu tư đúng mức.

W3. Nhân sự phụ trách marketing và công nghệ thông tin còn ít.

W4. Kiến thức chuyên sâu về E- marketing vẫn còn mới mẻ đối với công ty.

W5. Sản phẩm Gạo An Gia còn mới mẻ đối với người tiêu dùng.

W6. Máy móc thiết bị hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu của chế biến gạo chất lượng cao.

W1, W2, W5, + O1: Đầu tư ngân sách cho hoạt động marketing để hoàn thiện hệ thống kênh phân phối Phát tri ển thị trường.

W2, W4, + O2, O3, O4, O6, O7:

Hoàn thi ện nhân sự và trang bị kiến thức về TMĐT cho bộ phận công nghệ thông tin, marketing, bán hàng. Thâm thị trường người tiêu dùng qua m ạng.

W6 + O1: Đầu tư máy móc, thiết bị chế biến gạo chất lượng cao đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng gạo Phát triển sản phẩm

W5, W6, + T2, T3, T4: Đầu tư hệ thống trang thiết bị, tăng cường quản trị chất lượng sản phẩm. Phát triển sản phẩm.

5.3.2 Phân tích chiến lược: Chiến lược S+O: Chiến lược S+O:

Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX

Khóa luận

TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh Trang 34

- Xâm nhập thị trường người tiêu dùng qua mạng (thị trường ảo):

Phát huy lợi thế của công ty như: có hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng phục vụ TMĐT, có Website thông tin riêng và sự hỗ trợ của bộ phận công nghệ thông tin (NIIT) đầy kinh nghiệm kết hợp với đội ngũ nhân viên phụ trách marketing nhiệt tình, năng động, sáng tạo,…công ty có thể thực hiện được mục tiêu phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm gạo nội địa.

Trước nhiều cơ hội mở ra như: thói quen mua sắm thông qua mạng Internet ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố cùng với tốc độ phát triển mạnh mẽ của Internet và số người sử dụng tăng nhanh, cuộc sống ngày càng hiện đại, người tiêu dùng ít có thời gian trực tiếp đến cửa hàng điều này làm cho văn hóa tiêu dùng qua mạng mỗi lúc một phổ biến.

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, đặc biệt là khả năng ứng dụng cũng như hỗ trợ các hoạt động trong kinh doanh c àng hiệu quả và trở thành yếu tố không thể thiếu. Do đó công ty cũng cần phải có những định hướng lâu dài về vấn đề này đặc biệt là khi Bộ Thương Mại đã ban hành Luật giao dịch điện tử, mở cổng và đầu tư cơ sở hạ tầng cho TMĐT.

Cụ thể công ty sẽ tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng cho TMĐT, phát triển Website giao dịch để từ đó có thể làm tốt hoạt động E-marketing cho gạo nội địa.

- Thâm nhập thị trường nội địa:

Tận dụng cơ hội với mức sống người dân ngày càng được nâng cao đồng nghĩa với nhu cầu tiêu dùng gạo chất lượng cũng tăng theo, công ty sẽ đẩy mạnh hoạt động quảng bá cho gạo An Gia nhằm thu hút khách hàng và xâm nhập thị trường các thành phố thuộc của một số tỉnh.

- Phát triển sản phẩm:

Trước đòi hỏi của thị trường về chất lượng sản phẩm, nhất là yếu tố sạch, an toàn, công ty sẽ phải đầu tư quản lý quá trình sản xuất một cách chặt chẽ, nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu thu mua cho đến khâu chế biến đóng gói. Bên cạnh đó công ty nên có sự gắn kết bộ phận nghiên cứu phát triển với các tổ chức, viện nghiên cứu về giống lúa để ngày càng hoàn thiện sản phẩm, đáp ứng đúng phân khúc đã chọn. Vấn đề này hoàn toàn có thể thực hiện được vì công ty đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh gạo kết hợp với khả năng tài chính mạnh do cổ phần hóa của công ty.

Chiến lược W+O

- Chiến lược phát triển thị trường

Do sản phẩm Gạo An Gia còn mới mẻ đối với người tiêu dùng và công ty lại chưa xây dựng được hệ thống kênh phân phối hoàn chỉnh nên công ty cần triển khai đầu tư ngân sách cho hoạt động marketing để hoàn thiện hệ thống kênh phân phối. Thông qua đó có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Thị trường chủ yếu của gạo An Gia là TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL (trong đó xác định thị trường mục tiêu là ở thành thị).

- Thâm nhập thị trường người tiêu dùng qua mạng

Hiện nay kiến thức chuyên sâu về E-marketing vẫn còn mới mẻ đối với công ty mà hoạt động TMĐT ở nước ta ngày càng phát triển, được nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng và tạo hành lang pháp lý nên việc hoàn thiện nhân sự và trang bị kiến thức về TMĐT cho bộ phận công nghệ thông tin, marketing, bán h àng là việc làm cần thiết.

Do hệ thống máy móc thiết bị hiện tại của công ty ch ưa đáp ứng được yêu cầu của việc chế biến gạo chất lượng cao, thế nên công ty cần đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại có khả năng chế biến gạo chất lượng cao đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng gạo. Thông qua các khâu của quá trình sản xuất và chế biến gạo, tương ứng công ty sẽ phải đầu tư những thiết bị, công nghệ phù hợp để có thể nâng cao chất lượng gạo thành phẩm. Chiến lược S+T

- Mở rộng, phát triển thị trường gạo nội địa

Tuy thị trường gạo chất lượng cao có nhiều tiềm năng nhưng cũng gặp phải không ít sự canh tranh thương hiệu gạo giữa các doanh nghiệp với nhau. Bên cạnh đó, người tiêu dùng thì ngày càng yêu cầu cao về chất lượng, thương hiệu cho sản phẩm. Do đó để nâng cao năng lực canh tranh và chiếm nhiều thị phần cho mình công ty nên tiến hành xây dựng thương hiệu hoàn chỉnh cho Gạo An Gia. Thị trường chính cho sản phẩm gạo An Gia là TP. Hồ Chí Minh và tiếp đó là các tỉnh miền Tây.

- Kết hợp ngược về phía sau

Tình hình lương thực nói chung và mặt hàng gạo nói riêng đang gặp phải rất nhiều biến động (về giá cả, năng suất, chất lượng,…), để không bị động do các yếu tố này gây ra công ty cần chủ động khoanh vùng và ký kết hợp đồng bao tiêu nguyên liệu. Như thế hoạt động sản xuất và kinh doanh gạo của công ty sẽ được ổn định. Trong kế hoạch vùng nguyên liệu thì công ty cũng cần thiết lưu ý thực hiện canh tác theo tiêu chuẩn GAP, tăng cường kiểm soát nguồn nguyên liệu để hoàn thiện chất lượng sản phẩm.

- Thâm nhập thị trường khách hàng qua mạng

TMĐT sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty, song nếu không l àm tốt sẽ dẫn đến độ rủi ro cao. Vì vậy công ty nên đầu tư nâng cao trình độ cho bộ phận công nghệ thông tin về mạng, trang bị và nâng cấp cơ sở hạ tầng cho TMĐT.

Chiến lược W+T

- Phát triển sản phẩm

Sự đầu tư cho hệ thống trang thiết bị, tăng cường quản trị chất lượng sản phẩm là việc làm cần thiết khi mà công ty gặp phải nhiều áp lực từ phía các đối thủ cạnh tranh, khách hàng về chất lượng sản phẩm, thương hiệu.

5.3.3 Chiến lược chủ đạo và giải pháp thực hiện

- Chiến lược chủ đạo: Qua việc phân tích ma trận SWOT và đề ra chiến lược, ta thấy chiến lược “Xâm nhập thị trường khách hàng qua mạng” xuất hiện nhiều nhất. Đối với việc ứng dụng kế hoạch E-marketing thì đây quả là một chiến lược

Một phần của tài liệu ĐỀ tài xây DỰNG kế HOẠCH ỨNG DỤNG e MARKETING CHO NGÀNH HÀNG gạo của CÔNG TY (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)