Đặc điểm địa hoá của các khoáng vật

Một phần của tài liệu Thạch luận các đá peridotit núi nưa và mối quan hệ với quặng hoá cromit vùng cổ định, thanh hóa (Trang 36)

A

Hình 3.13: Khoáng vật antigorit

bị biến dạng dẻo, cấu tạo dạng lượn sóng phân phiến..

Chr

0,2mm 0,2mm

b a

+ Olivin

Khoáng vật olivin trong các đá ph ần lớn bị biến đổi nhiệt dịch mạnh mẽ tạo thành serpentin. Đặc biệt trong các đá dunit, khoáng v ật olivin gần như bị biến đổi hoàn toàn chỉ sót lại phần trung tâm của một vài hạt. Phân tích thành phần nguyên tố chính của khoáng vật olivin cho thấy chúng có hàm lượng NiO khá cao (0,22– 0,33 %), MgO cao (49,01 -51 %) trong khi đó hàm lư ợng FeO rất thấp (7,83 –9,07 %). Nhìn chung hàm lượng MgO và FeO ít có sự biến đổi trong các đá. Chỉ số fosterit [(Mg/(Mg+Fe2+)]*100 trong chúng rất cao, từ 90,06 đến 92.

Bảng 3.1 Thành phần hóa học của khoáng vật olivin trong đá Harzburgit và Dunit

Số hiệu mẫu SiO2 (%) TiO2 (%) Al2O3 (%) FeO (%) MnO (%) MgO (%) NiO (%) Mg#*100 NN1 41.09 0.00 0.05 9.07 0.13 49.01 0.31 90.6 NN5 41.08 0.00 0.00 7.88 0.04 50.52 0.26 92 NN7 41.41 0.01 0.04 7.88 0.04 50.77 0.28 92 NN8 41.91 0.02 0.00 8.31 0.15 49.64 0.33 91.4 NN10 41.40 0.00 0.03 8.40 0.09 49.1 0.22 91.2 NN15 41.83 0.03 0.02 8.77 0.24 49.21 0.33 90.9 NN17 41.83 0.00 0.01 7.83 0.03 50.05 0.30 91.9 V0747 40.25 0.00 0.19 8.79 0.00 49.27 0.33 90.9 V07105 41.45 0.02 0.33 8.78 0.08 49.78 0.22 91 V07107 41.01 0.00 0.00 7.97 0.23 51.00 0.26 91.9 + Pyroxen thoi

Khoáng vật sót pyroxen thoi xuất hiện trong đá dạng hạt lớn, phần lớn chúng đã bị biến đổi do các dung dịch nhiệt dịch về sau. Một số phần pyroxen thoi còn bảo tồn khá tốt ở phần trung tâm. Phân tích thành phần nguyên tố chính của khoáng vật pyroxen thoi cho thấy hàm lượng Cr2O3thấp(0,42–0,77 %), Al2O3cũng thấp (2,31 – 2,75 %), TiO2 rất thấp (0,03– 0,05 %), hàm lượng MgO cao (33,95 – 35,01 %). Chỉ sốMg# (Mg/(Mg+Fe2+))*100 rất cao, từ91,6đến 93 (Bảng 3.2)

Bảng 3.2 Thành phần hóa học của khoáng vật pyroxen thoi trong đá Harzburgit

Số hiệu

mẫu Na2O K2O CaO SiO2 Al2O3 TiO2 FeO MgO MnO Cr2O3 Mg# NN05 0.01 0.00 0.93 55.64 2.61 0.03 5.24 34.36 0.15 0.67 93 NN10 0.00 0.00 0.75 55.81 2.75 0.05 5.60 34.21 0.14 0.52 91.6 V0747 0.00 0.00 1.02 55.74 2.66 0.04 5.47 33.95 0.15 0.77 91.7 V07105 0.00 0.00 0.36 55.12 2.65 0.04 4.60 34.00 0.16 0.61 92.1 V07107 0.01 0.00 0.82 56.10 2.31 0.03 4.69 35.01 0.13 0.42 92.2 + Pyroxen xiên

Khoáng vật pyroxen xiên bị biến đổi mạnh, chỉ quan sát thấy trong các đá harburgit. Phân tích thành phần nguyên tố phần sót lại của khoáng vật pyroxen xiên cho thấy hàm lượng Cr2O3thấp (0,75 – 0,98 %), Al2O3 cũng thấp ( 2,55 –3,01 %), TiO2 rất thấp(0,06 - 0.1 %). Chỉ sốMg# rấtcao khoảng 94,8–95,7.

Bảng 3.3 Thành phần hóa học của khoáng vật pyroxen xiên trong đá Harzburgit

Số hiệu

mẫu Na2O K2O CaO SiO2 Al2O3 TiO2 FeO MgO MnO Cr2O3 Mg# NN05 0.08 0.01 23.24 52.54 2.26 0.06 1.45 18.25 0.72 0.88 95,7 NN10 0.07 0.01 23.01 52.65 3.01 0.08 1.71 18.57 0.07 0.88 95,1 V0747 0.06 0.00 23.15 52.54 2.55 0.06 1.72 17.96 0.09 0.98 94,9 V07105 0.06 0.00 23.87 51.84 2.81 0.10 1.75 18.14 0.11 0.75 94,9 V07107 0.08 0.00 23.51 52.53 2.51 0.07 1.82 18.45 0.07 0.90 94,8 + Cromit

Cromit là loại khoáng vật khá bền vững trong tựnhiên. Tuy nhiên, khi bịcác quá trình biến chất nhiệt dịch tác động vào thì các khoáng vật này có thểbị thay đổi thành phần một cách chậm chạp. Cromit trong các đá peridotit bịsepentin hóa mạnh (biến chất nhiệt dịch phần manti) thường bị biến đổi dọc phần rìa và dọc các khe nứt. Phần biến đổi dưới kính hiển vi phân cực thường có màu đen đến đen xám trong khi phần chưa bịbiến đổi (cromit nguồn magma) thường có màu nâu, nâu đỏ khi quan sát lát mỏng dưới 1 nicol. Dưới kính hiển vi phản xạ (khoáng tướng), phần rìa biến đổi thường có tính phản xạ kém hơn và độnổi thấp. Tuy nhiên, để xác định thành phần nguyên thủy của cromit, phương pháp EPMA thư ờng được sử dụng.

Dựa trên sự phân bố thành phần khoáng vật trong quặng cromit (hình 3.14) có thể phát hiện các phần cromit gốc magma và cromit bịbiến đổi theo thang đối sánh của Arai (1994).

Thành phần nguyên tốcủa khoáng vật cromit (trong harzburgit) gốc tồn tại ở phần trung tâm có hàm lượng Cr2O3cao (38,21–54,70 %), Al2O3(12,75–26,66 %), FeO (18,63 – 22,62 %) và MgO (12,15 – 13,5 %), TiO2 rấtthấp (<0,12 %). Chỉ số Cr#*100 cao (49 - 71) trong khi đó chỉ sốMg#*100 khá thấp (61 - 65) (Bảng 3.4)

Bảng 3.4: Thành phần hóa học của cromittrong đá Harzburgit

Số hiệu

mẫu SiO2 TiO2 Al2O3 Cr2O3 FeO MnO MgO NiO Mg# Cr# NN05 0.02 0.02 14.97 51.84 19.38 0.46 13.50 0.10 64 70 NN10 0.00 0.00 26.66 38.21 22.62 0.80 12.15 0.03 65 49 V0747 0.09 0.12 12.75 54.70 18.63 0.17 12.88 0.02 62 74 V07105 0.01 0.04 14.63 52.16 19.89 0.60 12.81 0.00 61 71 V07107 0.00 0.01 14.93 51.93 20.09 0.56 12.64 0.00 61 70 Thành phần nguyên tố của khoáng vật cromit (trong dunit) gốc tồn tại ởphần trung tâm có hàm lượng Cr2O3 cao (43,09 – 51,87 %), Al2O3 (13,36– 22,07 %), FeO (19,20–30,12 %) và MgO (10,15–12,28 %), TiO2rấtthấp (<0,14 %). ChỉsốCr#*100 cao (48.62 - 71.36) trong khi đó chỉ sốMg#*100 khá thấp (53.70 - 64.65) (Bảng 3.5).

Bảng 3.5: Thành phần hóa học của cromittrong đáDunit

Số hiệu

mẫu SiO2 TiO2 Al2O3 Cr2O3 FeO MnO MgO NiO Mg# Cr# NN1 0.07 0.04 20.76 43.09 25.20 0.48 10.49 0.02 0.50 0.58 NN7 0.18 0.05 22.07 43.23 23.04 0.62 11.16 0.00 0.52 0.57 NN8 0.02 0.14 18.37 44.09 23.15 0.83 12.47 0.06 0.60 0.62 NN15 0.27 0.03 15.33 51.87 19.20 0.47 12.28 0.05 0.59 0.69 NN17 0.19 0.06 13.36 45.83 30.12 0.59 10.15 0.06 0.50 0.70

Hình 3.14Ảnh quét hạt khoáng vật cromit trong đá harzburgit bị serpentinit mạnh

3.3. Đặc điểm địa hoá silicat và nguyên tố hiếm vết3.3.1 Địa hóa nguyên tố chính

Một phần của tài liệu Thạch luận các đá peridotit núi nưa và mối quan hệ với quặng hoá cromit vùng cổ định, thanh hóa (Trang 36)