Tổng quan phân bố tài nguyên dolomit tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Tiềm năng tài nguyên Dolomit tỉnh Ninh Bình và định hướng sử dụng hiệu quả (Trang 35)

Các thành tạo dolomit phân bố trên địa bàn tỉnh Ninh Bình chủ yếu liên quan với tập dƣới, phần thấp nhất của hệ tầng Đồng Giao. Phần thấp của hệ tầng chỉ đƣợc bóc lộ tại các khu bóc mòn sâu nhất. Do đó trên các bản đồ, trầm tích dolomit thƣờng chiếm phần nhân của các nếp lồi lớn, chúng có quan hệ không gian rất gần gũi với các trầm tích lục nguyên và phiến sét hệ tầng Tân Lạc.

Việc phân vùng diện tích phân bố tài nguyên dolomit tỉnh Ninh Bình dựa trên những yếu tố gồm: điều kiện địa lý - kinh tế, nhu cầu về thị trƣờng tiêu thụ, quy hoạch của tỉnh và an ninh quốc phòng, tiềm năng tài nguyên và chất lƣợng đá dolomit. Ngoài ra việc phân vùng còn dựa vào hiện trạng điều tra địa chất trong từng khu vực nghiên cứu của tỉnh.

Điều kiện địa lý - kinh tế là một trong những nguyên tắc quan trọng. Nơi nào có điều kiện địa lý thuận lợi (gần các khu công nghiệp, bến cảng, trục đƣờng giao thông quan trọng…), kinh tế phát triển sẽ đƣợc ƣu tiên thăm dò, khai thác trƣớc.

Nhu cầu về thị trƣờng tiêu thụ: Sản xuất phải có thị trƣờng thì mới phát triển. Vì vậy, khi phân vùng triển vọng cũng phải tính đến nguyên tắc này.

Quy hoạch các khu di tích lịch sử nhƣ Cố Đô Hoa Lƣ, khu du lịch sinh thái Tràng An, chùa Bái Đính, Tam Cốc - Bích Động và rừng quốc gia Cúc Phƣơng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cũng đƣợc tính đến.

An ninh quốc phòng: Nguyên tắc này đƣợc đề cập đến do có những khu vực rất có tiềm năng và chất lƣợng tốt nhƣng để bảo vệ an ninh quốc gia nên việc thăm dò, khai thác không thể tiến hành đƣợc.

Tiềm năng tài nguyên và chất lƣợng đá dolomit: Đây là nguyên tắc quan trọng, khu vực nào có nguồn tài nguyên đá dolomit dồi dào, chất lƣợng tốt sẽ đƣợc ƣu tiên quy hoạch thăm dò và khai thác trƣớc, khu vực nào có tiềm năng hoặc chất lƣợng dolomit kém hơn sẽ ít đƣợc ƣu tiên hơn.

Lƣơng Quang Khang và nnk, 2005 đã phân vùng triển vọng đá dolomit trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nhƣ sau:

Vùng rất có triển vọng: Bao gồm các diện tích tập trung nhiều đá dolomit có

tiềm năng tài nguyên lớn, đã có thị trƣờng tiêu thụ. Điều kiện địa lý thuận lợi và không nằm trong khu vực cấm hoạt động khoáng sản. Cần đƣợc tiến hành tìm kiếm

29

đánh giá và thăm dò phục vụ khai thác trƣớc mắt và lâu dài. Bao gồm các khu: Đông Sơn (thị xã Tam Điệp) và Phú Long - Kỳ Phú (huyện Nho Quan).

Vùng có triển vọng: Bao gồm các vùng tập trung đá dolomit có tiềm năng tài

nguyên, đá có chất lƣợng đáp ứng yêu cầu của nhiều ngành công nghiệp nhƣng có điều kiện địa lý, kinh tế còn hạn chế. Bao gồm các khu: Thạch Bình và Phú Sơn (huyện Nho Quan).

Vùng không có triển vọng: Bao gồm các khu phân bố các đá trầm tích thuộc

hệ tầng Suối Bàng, Nậm Thẳm, Tân Lạc và Đệ Tứ.

Qua điều tra, khảo sát thực địa, nghiên cứu cũng xác nhận sự có mặt của 4 diện tích phân bố tập trung nguyên liệu dolomit (hình 6) gồm: (i) khu Đông Sơn, thị xã Tam Điệp; (ii) khu Phú Long - Kỳ Phú, huyện Nho Quan; (iii) khu Thạch Bình, huyện Nho Quan; và (iv) khu Phú Sơn, huyện Nho Quan.

Một phần của tài liệu Tiềm năng tài nguyên Dolomit tỉnh Ninh Bình và định hướng sử dụng hiệu quả (Trang 35)