Các nước ASEAN

Một phần của tài liệu BÁO cáo NGHIÊN cứu KHẢ NĂNG VIỆT NAM GIA NHẬP CÔNG ước VIÊN 1980 về hợp ĐỒNG MUA bán HÀNG hóa QUỐC tế (CISG) (Trang 36)

3. Các vấn đề thường xảy ra tranh chấp và hướng giải quyết của các cơ quan tà

1.4 Các nước ASEAN

Một điều dễ nhận thấy khi nhìn vào danh sách 77 nước thành viên CISG là sự vắng mặt của hầu như tất cả các nước ASEAN (trừ Singapore) trong khi đây lại là một trong những khu vực năng động nhất thế giới, đặc biệt trong hoạt động xuất khẩu.

Theo ý kiến của Ông Luca Castellani, chuyên gia pháp luật thương mại quốc tế tại Ban Thư ký UNCITRAL thì việc các nước ASEAN chưa phải là thành viên CISG có thể xuất phát từ nhiều lý do. Thứ nhất, rất ít nước có đại diện tham gia vào quá trình đàm phán xây dựng CISG từ ban đầu và vì vậy họ không gia nhập CISG ngay từ thời điểm ký kết. Thời gian sau đó, các nước này lại bị cuốn vào rất nhiều mối quan tâm ưu tiên khác về pháp lý (trừ Singapore) và vì vậy họ chưa tham gia CISG chứ hoàn toàn không phải vì những lý do về nội dung của CISG. Một lý khác giải thích cho việc này là các nước ASEAN có tham vọng hình thành một khung pháp lý chung về hợp đồng cho các nước trong khu vực này, vì vậy họ không thật sự mặn mà với CISG. Tuy nhiên, khi mà khung pháp lý chung mà các nước ASEAN này chưa thành hình trong khi hoạt động thương mại ở khu vực này lại đang gia tăng nhanh chóng (đặc biệt sau khi ký kết Hiệp định thương mại tự do về hàng hóa ATIGA), xu hướng quay lại với CISG lại đang gia tăng ở khu vực này. Với việc gia nhập CISG của Hàn Quốc năm 2005 và Nhật Bản năm 2009, xu hướng ủng hộ CISG càng được cổ vũ hơn nữa. Thái Lan, Philippine, Indonesia đang tỏ rõ ý định gia nhập CISG.

Một phần của tài liệu BÁO cáo NGHIÊN cứu KHẢ NĂNG VIỆT NAM GIA NHẬP CÔNG ước VIÊN 1980 về hợp ĐỒNG MUA bán HÀNG hóa QUỐC tế (CISG) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w