Mã bài Tên bài
Loại bài dạy Địa điểm Thời lƣợng Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ 02-1 Đặc điểm sinh học tôm nuôi Lý thuyết Lớp học 6 2 4
MĐ 02-2 Chuẩn bị điều kiện nuôi tôm Tích hợp Lớp học, ao nuôi 30 8 20 2 MĐ 02-3 Chọn và thả tôm giống Tích hợp Lớp học, ao nuôi 18 4 13 1
MĐ 02-4 Cho tôm ăn và kiểm tra tôm Tích hợp Lớp học, ao nuôi 20 4 15 1
MĐ 02-5 Quản lý môi trường nước ao nuôi Tích hợp Lớp học, ao nuôi 22 6 14 2
Kiểm tra hết mô đun 4 4
Cộng 100 24 68 8
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành.
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành Bài 1. Đặc điểm sinh học tôm nuôi
Bài thực hành. Quan sát hình dạng ngoài và cơ quan tiêu hóa của tôm sú và
tôm thẻ chân trắng. - Nguồn lực:
Mẫu tươi và tranh ảnh tôm sú, tôm chân trắng. Bộ dao, kéo giải phẫu, khay nhựa.
Học viên quan sát hình dạng ngoài, đối chiếu với tranh ảnh và nêu tên các bộ phận bên ngoài của mẫu tôm sú và tôm chân trắng theo hướng dẫn của giáo viên.
Học viên mổ giáp đầu ngực của tôm theo hướng dẫn của giáo viên, quan sát và nêu tên cơ quan tiêu hóa của tôm.
- Thời gian hoàn thành: 30 phút/người - Phương pháp đánh giá:
Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời gian hoàn thành và bài báo cáo của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Học viên gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài và cơ quan tiêu hóa của tôm.
Bài 2. Chuẩn bị điều kiện nuôi tôm Bài thực hành 1. Xử lý đáy ao
- Nguồn lực:
Máy bơm nước, máy hút bùn, trang, cào, vôi, xô, thùng, xẻng, ca, khẩu trang, nón
- Tổ chức thực hiện:
Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm).
Giáo viên hướng dẫn và học viên thực hiện xử lý ao. - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/nhóm.
- Phương pháp đánh giá:
Đánh giá thao tác, kết quả, thời gian thực hiện và sự phối hợp nhóm của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Ao sạch bùn, đáy ao bằng phẳng, bón vôi đủ liều lượng, đúng cách và an toàn.
Bài thực hành 2. Diệt cá tạp trong ao không tháo cạn nước bằng dây thuốc cá
- Nguồn lực:
Dây thuốc cá, cân, máy tính, thùng, xô, ca, khẩu trang, nón… - Tổ chức thực hiện:
Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm).
Giáo viên hướng dẫn và học viên tính toán lượng nước ao, lượng dây thuốc cá và thực hiện các bước diệt tạp.
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/nhóm. - Phương pháp đánh giá:
Đánh giá thao tác, kết quả, thời gian thực hiện và sự phối hợp nhóm của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Tính toán đúng lượng nước ao, lượng dây thuốc cá và thực hiện được các bước diệt tạp.
Bài thực hành 3. Gây màu nước trong ao
- Nguồn lực:
Phân NPK, đĩa Secchi, cân, máy tính, thùng, xô, ca, khẩu trang, nón… - Tổ chức thực hiện:
Chia các nhóm nhỏ (2-3 học viên/nhóm).
Giáo viên hướng dẫn và học viên thực hiện bón phân gây màu nước ao nuôi.
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/nhóm. - Phương pháp đánh giá:
Đánh giá thao tác, thời gian thực hiện và sự phối hợp nhóm của học viên. - Kết quả cần đạt được:
Tính toán đúng lượng nước ao, lượng phân bón và thực hiện được các bước bón phân gây màu nước.
Bài thực hành 4. Đo pH, oxy hòa tan, độ kiềm, NH3, độ mặn, nhiệt độ, độ trong
- Nguồn lực:
Bộ thử nhanh pH, oxy hòa tan, độ kiềm, NH3, đĩa Secchi, tỷ trọng kế, nhiệt kế.
- Tổ chức thực hiện:
Chia các nhóm nhỏ (2-3 học viên/nhóm).
Giáo viên hướng dẫn và học viên thực hiện đo các chỉ tiêu môi trường nước.
Nhận xét kết quả.
- Thời gian hoàn thành: 60 phút/nhóm. - Phương pháp đánh giá:
Đánh giá thao tác, kết quả, thời gian thực hiện và sự phối hợp nhóm của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Thao tác chính xác, đúng hướng dẫn, kết quả. Nhận xét hợp lý.
Bài 3. Chọn và thả tôm giống
Bài thực hành 1. Kiểm tra tôm giống bằng phương pháp cảm quan
- Nguồn lực:
Tôm giống, thau, chén, que, đèn pin - Tổ chức thực hiện:
Chia thành nhóm nhỏ 2-3 học viên/nhóm
Giáo viên hướng dẫn và học viên thực hiện quan sát tôm giống bằng phương pháp cảm quan.
Kết luận về tôm giống được kiểm tra - Thời gian hoàn thành: 30 phút/nhóm - Phương pháp đánh giá:
Giáo viên quan sát cách thực hiện phương pháp đánh giá tôm giống của học viên trong quá trình thực hành và đánh giá nhận xét của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Học viên nhận xét chính xác chất lượng tôm giống.
Bài thực hành 2. Kiểm tra tôm giống bằng sốc formol, sốc độ mặn
- Nguồn lực:
Tôm giống, thau, cốc thủy tinh, tỷ trọng kế, formol, máy tính - Tổ chức thực hiện:
Chia thành nhóm nhỏ 5 -6 học viên/nhóm
Giáo viên hướng dẫn và học viên thực hiện kiểm tra tôm giống bằng sốc formol, sốc độ mặn.
Cho kết luận về tôm giống được kiểm tra - Thời gian hoàn thành: 120 phút/nhóm - Phương pháp đánh giá:
Giáo viên quan sát cách thực hiện phương pháp đánh giá tôm giống của học viên trong quá trình thực hành và đánh giá nhận xét của học viên.
Học viên tính toán chính xác lượng formol sử dụng, nhận xét đúng chất lượng tôm giống.
Bài thực hành 3. Đóng bao tôm giống
- Nguồn lực:
Tôm giống, thau, chén, vợt vớt tôm, muỗng đong tôm, bình chứa oxy, bao PE chứa tôm, dây thun…
- Tổ chức thực hiện:
Chia thành nhóm nhỏ 2-3 học viên/nhóm
Giáo viên hướng dẫn và học viên thực hiện đóng bao tôm giống - Thời gian hoàn thành: 30 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá:
Đánh giá thao tác, kết quả, thời gian thực hiện và sự phối hợp nhóm của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Học viên đong tôm đúng số lượng, đóng bao đạt yêu cầu
Bài 4. Cho tôm ăn và kiểm tra tôm Bài thực hành 1. Thu mẫu tôm bằng chài
- Nguồn lực:
Ghe, sổ ghi chép, bút, máy tính, chài, xô, thau, máy sục khí chạy pin. - Tổ chức thực hiện:
Chia thành nhóm nhỏ 2-3 học viên/nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
Học viên đi ghe quanh ao, dùng chài thu tôm ở 6 đến 8 vị trí trong ao, sao cho những vị trí này đều nhau.
Chài thu khoảng 100 con tôm kết hợp với quan sát đáy ao, ghi chép số lượng tôm thu được ở mỗi chài.
Báo cáo số liệu về số lượng tôm và tình trạng đáy ao ở các vị trí thu mẫu. - Thời gian hoàn thành: 120 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá:
Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm và bài báo cáo của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Học viên thực hiện thao tác chài chính xác, đều ao và nhận xét được tình trạng đáy ao.
Bài thực hành 2. Thực hành xác định tỷ lệ sống của tôm với cách thu mẫu
bằng chài - Nguồn lực:
Chài, sổ ghi chép ở bài thực hành 1, máy tính - Tổ chức thực hiện:
Chia thành nhóm 2-3 học viên/nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên ở phần Xác định tỷ lệ sống của tôm với cách thu mẫu bằng chài.
Báo cáo tỷ lệ sống của tôm trong ao. - Thời gian hoàn thành: 60 phút/nhóm - Phương pháp đánh giá:
Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm và bài báo cáo của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Bài báo cáo có nêu cách tính, kết quả tỷ lệ sống của tôm trong ao và nhận xét của học viên về kết quả này.
Bài thực hảnh 3. Thực hành kiểm tra khối lượng và bên ngoài của tôm
- Nguồn lực
Chài, cân chia vạch 1g, xô, thau, sục khí chạy pin, sổ ghi chép, bút, khăn mềm.
- Tổ chức thực hiện:
Chia nhóm thành 2-3 học viên/nhóm.
Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên ở phần tính lượng thức ăn và phần Kiểm tra ngoại hình tôm
Báo cáo khối lượng tôm và nhận xét tình trạng bên ngoài của tôm nuôi. - Thời gian hoàn thành: 60 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá:
Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm và bài báo cáo của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Bài báo cáo có nêu cách tính, kết quả khối lượng của tôm trong ao, tình trạng bên ngoài của tôm và nhận xét của học viên về kết quả này.
Bài 5. Quản lý môi trƣờng nƣớc ao nuôi Bài thực hành 1. Bón vôi bờ ao
Vôi nông nghiệp, máy tính, xô, cân có vạch 100g, găng tay - Tổ chức thực hiện:
Chia thành nhóm 2-3 học viên/nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
Học viên thực hiện:
Tính diện tích bờ ao, lượng vôi cần sử dụng, bón vôi quanh bờ ao. Báo cáo kết quả
- Thời gian hoàn thành: 60 giờ/nhóm - Phương pháp đánh giá:
Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm và bài báo cáo của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Báo cáo diện tích bờ ao, lượng vôi sử dụng, bón vôi đều khắp bờ ao.
Bài thực hành 2. Lấy nước vào ao nuôi quảng canh
- Nguồn lực:
Các dụng cụ có ở cống ván phai như chắn, lưới lấy nước, ván phai. Thực hiện khi thủy triều lên cao
- Tổ chức thực hiện:
Chia thành nhóm 2-3 học viên/nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
Học viên thực hiện việc lấy nước theo trình tự các bước. Thời gian hoàn thành: 30 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá:
Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm và bài báo cáo của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Học viên thực hiện đúng thao tác, đảm bảo an toàn.
Bài thực hành 3. Diệt cá tạp bằng lưới
- Nguồn lực:
Thuyền, lưới cá có kích thước mắt lưới 5cm, xô đựng cá - Tổ chức thực hiện:
Chia thành nhóm 2-3 học viên/nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
Học viên bơi thuyền đến những vị trí có mực nước sâu trong ao nuôi quảng canh, tiến hành thả nưới, thu cá ra khỏi lưới.
- Thời gian hoàn thành: 60 phút/nhóm - Phương pháp đánh giá:
Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm và bài báo cáo của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Học viên biết cách thả lưới, thu cá ra khỏi lưới.
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Bài 1. Đặc điểm sinh học tôm nuôi Bài 1. Đặc điểm sinh học tôm nuôi
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Trình bày được đặc điểm sinh thái, dinh dưỡng và sinh trưởng của tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
Bài báo cáo, kiểm tra của học viên.
Gọi tên được các bộ phận bên ngoài và cơ quan tiêu hóa của tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
Đối chiếu báo cáo của học viên với hướng dẫn của bài học.
Bài 2. Chuẩn bị điều kiện nuôi tôm
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Trình bày các bước cải tạo ao nuôi tôm đúng cách
Kiểm tra trắc nghiệm Tính toán được lượng phân bón cần
thiết để gây màu nước
Bài báo cáo của học viên.
Xử lý đáy ao nuôi tôm đạt yêu cầu Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với hướng dẫn của bài học. Bài báo cáo của học viên.
Học viên kiểm tra được môi trường nước ao nuôi.
Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với hướng dẫn của bài học.
Bài 3. Chọn và thả tôm giống
Trình bày được các dấu hiệu nhận biết tôm giống tốt.
Kiểm tra trắc nghiệm.
Đối chiếu báo cáo của học viên với bài học
Thực hiện được các bước gây sốc tôm giống bằng formol và hạ độ mặn
Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với hướng dẫn của bài học. Bài báo cáo của học viên.
Thực hiện được các thao tác đóng bao tôm giống.
Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với hướng dẫn của bài học.
Bài 4. Cho tôm ăn và kiểm tra tôm
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Trình bày được cách tính lượng thức ăn cho tôm nuôi.
Bài kiểm tra của học viên.
Xác định được tỷ lệ sống của tôm nuôi.
Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với hướng dẫn của bài học. Bài báo cáo, kiểm tra của học viên. Đánh gía được sức khỏe tôm qua
hình dáng bên ngoài
Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với hướng dẫn của bài học. Bài báo cáo, kiểm tra của học viên.
Bài 5. Quản lý môi trƣờng nƣớc ao nuôi
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Trình bày được các yếu tố môi trường nước ảnh hưởng đến tôm nuôi.
Bài báo cáo, kiểm tra của học viên.
Xử lý được tình huống các yếu tố môi trường nước thay đổi gây bất lợi cho tôm.
Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với hướng dẫn của bài học. Bài báo cáo của học viên.
Thực hiện được việc xác định lượng vôi cần sử dụng bón quanh bờ ao khi trời sắp mưa.
Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với hướng dẫn của bài học. Bài báo cáo, kiểm tra của học viên. Thực hiện được các thao tác diệt cá Quan sát thao tác của học viên, đối
tạp trong ao nuôi quảng canh bằng lưới cá
chiếu với hướng dẫn của bài học. Bài báo cáo, kiểm tra của học viên.
- Chanratchakool P, Turnbull J. F, Funge-Smith S. J, Mac Rae I. H, Limsuwan C., 2003. Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi – Hợp phần hỗ trợ
nuôi trồng thủy sản biển và nước lợ (SUMA)-DANIDA-Bộ Thủy sản;
- Limsuwan C., White Shrimp Culture – Aquaculture Business Research Center, Faculty of Fisheries, Kasetsart University;
- Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản – NXB Nông nghiệp TPHCM;
- Trần Minh Anh, 1989. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi tôm he – NXB
Thành phố Hồ Chí Minh;
- Trần Thị Việt Ngân, 2002. Hỏi và đáp về kỹ thuật nuôi tôm sú – NXB Nông nghiệp TPHCM;
- Trần Văn Hòa (chủ biên), Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, 2000.
101 câu hỏi thường gặp trong sản xuất nông nghiệp, tập 6 – Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản tôm cua – NXB Trẻ;
- Trần Viết Mỹ và cộng sự, 2009. Cẩm nang nuôi tôm chân trắng (Penaeus vannamei) – Trung tâm Khuyến nông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nộng thôn TP Hồ Chí Minh;
- Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú trong ruộng lúa luân canh. Phim phổ biến kỹ thuật;
- Trung tâm Khuyến ngư Trung ương, Bộ Thủy sản. Kỹ thuật nuôi tôm sú thương phẩm. Phim phổ biến kỹ thuật;
- Website: http://www.vietlinh.com.vn - Website: http://www.agriviet.com
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Lê Văn Định - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng
Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ