CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu sách hướng dẫn học tập kinh tế vĩ mô (Trang 142)

Cán cân thanh toán quốc tế là một bản kết toán tổng hợp toàn bộ các luồng buôn bán hàng hoá và dịch vụ, các luồng chu chuyển vốn và tài sản giữa các công dân và Chính phủ một nước còn lại trên thế giới.

Cán cân thanh toán quốc tế có hình thức như một tài khoản, gồm bên có và bên nợ. Quy tắc xử lý việc ghi vào bên có hay bên nợ của bất kỳ khoản mục nào là xét hoạt động buôn bán đó có mang lại ngoại tệ cho đất nước hay không.

Một hoạt động được ghi vào bên có nếu nó mang tính chất xuất khẩu, thu ngoại tệ. Ngược lại, một hoạt động mang tính chất nhập khẩu, tiêu tốn ngoại tệ, gọi là khoản nợ và được ghi vào bên nợ.

Cán cân thanh toán có hai tài khoản chủ yếu: Tài khoản thanh vãng lai và tài khoản tư bản. Tài khoản vãng lai ghi chép các luồng buôn bán hàng hoá và dịch vụ cũng như các khoản thu nhập ròng khác từ nước ngoài. Tài khoản này bao gồm hai khoản mục lớn:

- Khoản mục hàng hoá còn gọi là thương mại hữu hình

- Khoản mục dịch vụ (còn gọi là thương mại vô hình). Bao gồm các hoạt động xuất và nhập khẩu dịch vụ vận tải, du lịch, ngân hàng…

Hai khoản mục này tạo nên cán cân thương mại, còn gọi là xuất khẩu ròng (X - IM = NX)

đã đề cập ở chương 4.

Tuy vậy, tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán, ngoài cán cân thương mại còn bao gồm khoản mục nhỏ khác là các thu nhập ròng về tài sản (lãi suất, lợi nhuận, lợi nhuận cổ phần) của công dân nước đó, cũng như các khoản viện trợ cho nước ngoài hoặc nhận của nước ngoài, các tổ chức quốc tế.

Nếu chênh lệch giữa các khoản xuất khẩu với các khoản nhập khẩu hàng hoá dịch vụ cộng với thu nhập ròng từ nước ngoài mang dấu cộng (+) ta có thặng dư tài khoản vãng lai. Điều này có nghĩa là số thu từ buôn bán hàng hoá và các khoản thu nhập chuyển nhượng từ nước ngoài lớn hơn số chi của tài khoản đó.

Tài khoản vốn ghi chép các giao dịch trong đó tư nhân hoặc Chính phủ cho vay và đi vay và phần lớn thực hiện dưới dạng mua hay bán tài sản - tài sản tài chính hoặc tài sản thực.

Cán cân thanh toán là tổng các tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. Nếu một trong hai tài khoản là có và tài khoản kia là nợ với cùng một quy mô thì cán cân thanh toán bằng không (= 0). Nếu cả hai tài khoản vãng lai và vốn là nợ thì cán cân thanh toán là nợ. Điều này nói lên rằng đất nước chi tiêu nhiều ngoại tệ hơn là thu được ngoại tệ. Cán cân thanh toán bị thâm hụt. Trường hợp ngược lại, cán cân thanh toán là thặng dư.

Trong một nền kinh tế tự do với hệ thống tỉ giá hối đoái hoàn toàn linh hoạt thì cán cân thanh toán luôn cân bằng. Số thâm hụt của tài khoản vãng lai sẽđược bù đắp bởi thặng dư của tài khoản vốn và ngược lại.

Tuy nhiên, trong một nền kinh tế duy trì hệ thống hối đoái cốđịnh, cán cân thanh toán có thẻ không cân bằng. Thâm hụt hoặc thặng dư cán cân thanh toán sẽ dẫn đến thay đổi cung cầu trên thị trường ngoại hối.

Bảng 8.3 tổng hợp các trình bày về cán cân thanh toán đã nói trên.

Bảng 8.3

CÁN CÂN THANH TOÁN

1. Tài khon vãng lai

- Xuất, nhập khẩu hàng hoá - Xuất, nhập khẩu dịch vụ - Viện trợ và thu nhập ròng. 2. Tài khon tư bn - Tư nhân - Chính phủ

3. Cán cân thanh toán

- Thặng dư (+) - Thâm hụt (-)

4. Kết toán chính thc.

Để giữ cho tỉ giá hối đoái không đổi, ngân hàng Trung ương phải can thiệp bằng cách mua hoặc bán dự trữ ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Hoạt động đó của ngân hàng Trung ương (Nhà nước) phản ánh vào cán cân thanh toán thông qua khoản mục “ kết toán chính thức”.

Cán cân thanh toán là một tài liệu hết sức quan trọng để phân tích những biến đổi kinh tế vĩ

mô trong nền kinh tế mở. Sự thâm hụt hay thặng dư của cán cân thanh toán sẽảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, do đó ảnh hưởng đến sự thay đổi của tỉ giá hối đoái.

Một phần của tài liệu sách hướng dẫn học tập kinh tế vĩ mô (Trang 142)