KHỦNG HONG KINH TẾ

Một phần của tài liệu Trầm cảm: Căn bệnh toàn cầu (Trang 28)

Giáo sư George N. Christodoulou, Giáo sư về tâm lý trị liệu, đại học Athens, Chủ tịch của Liên đoàn sức khỏe tâm thần thế giới, thành viên danh dự của Hiệp hội trị liệu tâm lý thế giới. gchristodoulou@ath.forthnet.gr

Mở đầu

Mặc dù việc nghiên cứu trên cấp độ dân số về tương quan giữa khủng hoảng kinh tế và các rối loạn tâm thần cụ thể thì khá khan hiếm (Lee và cộng sự, 2010), hiện đã có một số cứ liệu từ các cuộc khủng hoảng kinh tế trước ở Hoa Kỳ, Châu Á, Liên ô cũ cũng như một số cứ liệu từ cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại cũng có liên quan đến khủng hoảng trong tâm bệnh ( raya và cộng sự, 2003b) - đặc biệt là trầm cảm (Butter-worth và cộng sự 2009) và tự tử (Lee và cộng sự 2010).

Nỗi buồn ông ường và trầm cảm

Việc phân biệt rõ ràng giữa nỗi buồn thông thường và trầm cảm là rất quan trọng. Trong những tình huống tiêu cực như cái chết của người thân, sự nhục mạ nhân phẩm (đặc biệt là trong số một nền văn hóa cụ thể), sự thất vọng, mất địa vị xã hội, thâm chí là mất mát về tài chính, thì có những phản ứng tâm lý là hoàn toàn bình thường trong dự kiến. Trong những tình huống như vậy thì chính sự thiếu phản ứng mới là bất thường, như trong trường hợp của biểu hiện lãnh cảm thường gặp phải ở các bệnh nhân tâm thần phân liệt (schizophrenia) hoặc một số bệnh nhân mắc phải rối loạn nhân cách (Christodoulou và cộng sự 2000).

Vì thế phân biệt rõ ràng nỗi buồn thông thường và trầm cảm là rất quan trọng. Đó là sự phân biệt giữa những phản ứng mang tính thích nghi trước những tình huống tiêu cực và những phản ứng thể hiện sự

29

rối loạn, bất thường. Mặc dù vậy, không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng phân biệt được (Maj, 2011).

Trong những giai đoạn khủng hoảng kinh tế, cả nỗi buồn lẫn sự trầm cảm đều có thể xuất hiện. Để vượt qua nỗi buồn, chúng ta cần những chương trình hỗ trợ việc làm cho người lao động, sự giúp đỡ và đồng lòng của gia đình, cũng như những hỗ trợ tâm lý. Tuy nhiên, để vượt qua sự trầm cảm thì ngoài những điều được nêu ở trên, chúng ta còn cần đến các phương pháp điều trị đặc trị.

Sự lưu àn a trầm cảm

Cứ 10 người thì có 1 người mắc phải trầm cảm và gần như cứ 5 người mắc trầm cảm thì 1 trong số đó mắc phải rối loạn này trong suốt đời của họ (tỉ lệ lưu hành trong 1 năm là 10% và tỉ lệ lưu hành suốt đời là 17%) (Kessler và cộng sự, 1994). Tới năm 2020, trầm cảm sẽ đứng thứ 2 trong danh sách nguyên nhân gây ra bệnh tật (WHO, 2001) và tới năm 2030, nó sẽ là tác nhân lớn nhất gây ra gánh nặng bệnh tật (WHO, 2008).

Các số liệu này cho thấy sự nghiêm trọng của trầm cảm đối với sức khỏe cộng đồng, nhưng phía sau những con số này là những con người đang phải chống chọi lại trầm cảm và điều này thì quan trọng hơn cả. Người ta có thể được thấu hiểu mức độ đau đớn về mặt tâm lý của một cá nhân mắc phải trầm cảm nếu người ta biết rằng rất nhiều bệnh nhân thà chết còn hơn phải sống và chịu đựng. Khi nhìn nhận về thực tế rằng một số đông tràn lan những người tự tử là những người mắc phải bệnh tật về tâm thần và đặc biệt là trầm cảm, thì nhu cầu phòng tránh và phát hiện sớm trầm cảm tại các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở các cơ sở y tế là không thể chối cãi (Patel và cộng sự, 2010; Araya và cộng sự, 2003a).

Các biểu hiện lâ sàng ông điển hình c a trầm cảm

Chứng trầm cảm nổi tiếng vì những biểu hiện bệnh đa dạng và bản chất dễ thay đổi của căn bệnh này. Nó có thể tiềm ẩn sau một loạt các biểu hiện từ việc thường xuyên rơi vào nguy hiểm cho đến rối loạn tình dục, nó có thể diễn ra cùng lúc với rất nhiều các chứng

30

bệnh khác như âu lo, hoảng loạn, nghiện rượu và các căn bệnh thể chất như ung thư, tiểu đường và đau mãn tính. Trong một số trường hợp thì trầm cảm có thể biểu hiện dưới nhiều triệu chứng khác nhau hơn là với những triệu chứng chính yếu của nó (trầm cảm ẩn, "trầm cảm mà không trầm cảm") và thậm chí với những triệu chứng đối lập với nhau ("trầm cảm tươi cười") (Christodoulou, 2000). Với sự đa dạng của những biểu hiện về trầm cảm, việc chẩn đoán căn bệnh này cần rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm của nhà lâm sàng.

Dường như một tỉ lệ lớn những trường hợp tự tử xảy ra trong suốt khủng hoảng kinh tế là ở những người phải chịu đựng cả trầm cảm điển hình hoặc không điển hình. Trong những trường hợp như vậy, khủng hoảng kinh tế (đặc biệt là tình trạng thất nghiệp) đóng vai trò như một chất xúc tác. Bởi vậy cần phải phòng chống trầm cảm trong suốt những thời kỳ khó khăn về kinh tế.

Kh ng hoảng kinh tế và sức khỏe tâm thần

Cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới hiện nay bắt đầu vào năm 2008 có tiền thân là cuộc khủng hoảng kinh tế ở Bắc Mỹ vào năm 1929, cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Liên ô cũ vào đầu những năm 1990 và cuộc khủng hoảng ở Châu Á vào cuối năm 1990. Dựa trên những kinh nghiệm căn bản này, chúng ta biết rằng những khủng hoảng kinh tế thường đi kèm với việc giảm thu nhập, thất nghiệp, sự bấp bênh và cũng đi kèm với sự cắt giảm trong ngân quỹ của các dịch vụ công (bao gồm cả các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần).

Trong lời mở đầu của tập sách "Tác động của khủng hoảng kinh tế lên sức khỏe tâm thần" của WHO (2011), Giám đốc khu vực Châu Âu của WHO, Zsuzsanna Jakab, lưu ý rằng cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đã dẫn tới những suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế, gia tăng tỉ lệ thất nghiệp, suy giảm thị trường bất động sản và gia tăng số người sống trong đói nghèo. Cuộc khủng hoảng này đưa đến những cắt giảm nghiêm trọng trong chi tiêu công và nhiều quốc gia đang phải thắt lưng buộc bụng trong các chi phí dành cho các dịch vụ y tế và phúc lợi.

31

Trong những bối cảnh như vậy, những người có thu nhập thấp và đặc biệt là những người sống gần lằn ranh hoặc ranh giới của nghèo đói gặp phải một sự căng thẳng rất lớn về mặt tâm lý (WHO, 2009). Mặc dù những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính cũng ảnh hưởng lên sức khỏe tâm thần của trẻ em thông qua những ảnh hưởng của nó lên cha mẹ của chúng (Solantaus và cộng sự, 2004; nagnostopoulos & Soumaki, 2012) và điều này có thể dẫn đến sự thiếu hụt trong việc phát triển nhận thức, cảm xúc và thể chất của trẻ em (Marmot, 2009).

Sức khỏe của con người có thể bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm về mặt kinh tế xã hội vì sự mất việc và giới hạn trong thu nhập (Wilkinson & Marmot, 2003) và sự bất bình đẳng trong xã hội về mặt chăm sóc sức khỏe có thể trở nên rõ rệt hơn ( ondo và cộng sự, 2008).

Sự thất nghiệp, sự bần cùng và sự đổ vỡ trong gia đình dễ dàng gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần. Trầm cảm, tự tử và nghiện rượu là một trong những vấn đề đó (Dooley và cộng sự, 1994; Clark & Oswald, 1994; Dorling, 2009; Lewis & Sloggett, 1998; Agerbo, 2005). Sự thất nghiệp có một mối liên hệ mạnh mẽ với tự tử, (Stuckler và cộng sự, 2009; Economou và cộng sự, 2008). Cứ mỗi 1% gia tăng trong tỉ lệ thất nghiệp thì tương đương với 0.79% gia tăng trong tỉ lệ tự tử ở những lứa tuổi dưới 65 (Stuckler và cộng sự, 2009). Đàn ông có khả năng chết vì tự tử cao hơn ( erk và cộng sự, 2006).

Nợ nần dường như là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của các vấn đề sức khỏe tâm thần (Jenkins và cộng sự, 2008; Skapinakis và cộng sự, 2006; Brown và cộng sự, 2005). Tương tự với các vấn đề về chi phí nhà ở và các vấn đề tài chính nói chung, nhưng dường như nợ nần là một tình huống đặc biệt với một gánh nặng lớn về mặt tâm lý, chẳng hạn như những người nhạy cảm và những người dễ hướng đến những phản ứng mang tính trầm uất thì nợ nần dễ khiến cho họ gia tăng cảm giác tiềm năng về tội lỗi. Con người càng nợ nhiều họ càng có khả năng mắc các rối loạn về trầm cảm (Jenkins và cộng sự, 2008).

32

Sự liên kết của tâm bệnh và vấn đề nghèo đói (đây là một vấn đề phát xuất từ một cuộc khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là với những người sống tại ranh giới sụp đổ về kinh tế) đã liên tục được biểu hiện rõ ràng (Patel và cộng sự, 2003). Các cứ liệu tại Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc và các nước Châu Á khác (Chang và cộng sự, 2009) chỉ ra rằng những mất mát về tài chính nghiêm trọng gây ra bởi cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu Á đặc biệt là do tỉ lệ thất nghiệp đã dẫn đến sự gia tăng tỉ lệ tự tử. Điều tương tự đã xảy ra ở Trung Quốc như là kết quả của sự thay đổi mang tính xã hội gây ra rất nhiều sự mất mát, bao gồm cả mất mát về mặt tài chính một cách nghiêm trọng, đã dẫn đến vấn đề trầm cảm và tự tử (Philips và cộng sự, 1999). Cuộc tự tử tập thể của nông dân ở Ấn Độ theo sau cuộc cải cách về nông nghiệp vào giữa thập niên 90 bắt nguồn từ một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng là những minh chứng hùng hồn về vấn đề này (Sundar, 1999).

Giotakos và cộng sự (2011) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa các biến dự đoán về kinh tế (tỉ lệ thất nghiệp và thu nhập trung bình) với các biến về sức khỏe tâm thần. Tỉ lệ thất nghiệp có mối liên hệ dương tính với số lượng các trường hợp tự tử và quan trọng nhất là thu nhập trung bình có mối tương quan âm tính với tỉ lệ tự tử. Nói cách khác nghèo đói và tự tử song hành với nhau.

entikelenis và cộng sự (2011) đã báo cáo kết quả nghiên cứu dựa trên cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hy Lạp về vấn đề ngân sách cho các bệnh viện công bị cắt giảm đến 40% trong 2011, chi phí nhập viện vào các bệnh viện công đã tăng lên và tỉ lệ công dân phàn nàn rằng tình trạng sức khỏe của họ đang ở mức xấu hoặc tồi tệ ngày càng tăng lên. Hơn thế nữa, số vụ giết người và trộm cắp gần như tăng gấp đôi trong khoảng thời gian 2007-2009, các vụ tự tử gia tăng một cách chóng mặt, việc sử dụng heroin ngày càng tăng và có một sự gia tăng gấp 10 lần về những bệnh truyền nhiễm giữa những người sử dụng heroin trong khoảng 2009-2010. Tuy nhiên, vẫn có một khía cạnh tích cực của khủng hoảng kinh tế và khía cạnh đó là sự giảm số lượng các tài xế say xỉn cùng với việc giảm sử dụng rượu.

33

Một cuộc khảo sát được thực hiện qua điện thoại tiến hành ở Hy Lạp (Economou và cộng sự, 2011) đã phát hiện ra sự gia tăng đến 36% về số lượng những người cố gắng tự tử trong khoảng thời gian 2009- 2011. Các kết quả này tương đồng với các kết quả của Stuckler và cộng sự (2011). Có một sự gia tăng rõ rệt trong số lượng các cuộc gọi để tham khảo trực tiếp hoặc gián tiếp về vấn đề khủng hoảng kinh tế trong 2010 và sau đó đã được báo cáo trong kết quả nghiên cứu của Economou và cộng sự (2012). Những người gọi đến đều biểu hiện các triệu chứng trầm cảm và họ chủ yếu là những người thất nghiệp. Các kết quả về mối liên hệ giữa cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại ở Hy Lạp với vấn đề tự tử đã được kiểm chứng bởi nghiên cứu của Fountoulakis và cộng sự (2012). Về căn bản của tính xác đáng trong các kết quả thống kê của WHO và Hy Lạp, các nghiên cứu này không chỉ ra những thay đổi đáng kể trong suốt giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Các tác giả đã khuyến nghị sự thận trọng trong việc diễn dịch các dữ liệu thống kê hiện có.

Các thông kê nhằm mụ đí p òng ống tâm bệnh trong các gi i đ ạn kh ng hoảng kinh tế

Mối liên hệ giữa thất nghiệp và tâm bệnh và đặc biệt là trầm cảm và tự tử đã dẫn đến các chương trình nhằm giúp tạo công ăn việc làm. Thật thú vị khi biết rằng ở Phần Lan và Thụy Điển, trong một giai đoạn suy thoái kinh tế, tỉ lệ tự tử không bị ảnh hưởng một cách tiêu cực, điều này là do sự hiệu quả của các dịch vụ xã hội và các công tác cung cấp phúc lợi xã hội (Ostamo and Lönnqvist, 2001; Hintikka và cộng sự, 1999). Nhìn từ một góc độ khác, người ta có thể rút ra một kết luận tương tự. Những cắt giảm trong chi tiêu ngân sách cho phúc lợi xã hội ở Hoa Kỳ thì đi kèm với việc gia tăng tỉ lệ tự tử (Zimmerman, 2002).

Kết luận ở trên được củng cố bởi những dữ kiện sau:

Một so sánh về tỉ lệ tự tử giữa Thụy Điển và Tây Ban Nha 1980- 2005 cho thấy rằng trong khi cuộc khủng hoảng ngân hàng nghiêm trọng ở Thụy Điển vào đầu những năm 90 gây ra một sự tăng vọt về tỉ lệ thất nghiệp đã không làm tăng tỉ lệ tự tử, thì một kết quả trái ngược đã được ghi nhận ở Tây Ban Nha theo sau nhiều cuộc khủng

34

hoảng ngân hàng liên tiếp trong những năm 1970s và 1980s (Stuckler và cộng sự, 2009). Mặc dù chắc chắn không có nhiều sự khác biệt về mặt xã hội và văn hóa giữa Thụy Điển và Tây Ban Nha, tuy nhiên một yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa 2 nước này đó là nguồn lực được sử dụng vào vấn đề bảo vệ xã hội (WHO, 2011). Các số liệu ở Hy Lạp (Giotakos và cộng sự, 2012) tương đồng với các kết quả đã được nêu ở trên vì nó cho thấy rằng tỉ lệ tự tử có mối liên hệ đáng kể với số lượng các trung tâm chăm sóc sức khỏe và các nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần cũng như là số lượng cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Hy Lạp.

Các chương trình hỗ trợ việc làm cho người lao động có thể chống chọi lại những ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe tâm thần gây ra bởi vấn đề thất nghiệp một cách đáng kể

Agerbo E. (2005). Effect of psychiatric illness and labor market status on suicide: a healthy worker effect? Journal of Epidemiology and Community Health 59, 598-602

Anagnostopoulos D., Soumaki E. (2012). The impact of socio-economic crisis on mental health of children and adolescents. Editorial. Psychiatriki 23: 15-16

Araya R., Lewis G., Rojas G., Fritsch R. (2003b). Education and Income: which is more important for Mental Health? J. Epidem. Commun. Health 57, 501-555

Araya R., Rojas G., Fritsch R. et al (2003a). Treating depression in primary care in low-income women in Santiago, Chile: a randomized controlled trial. Lancet 361, 995-1000

Berk M., Dodd S., Henry M. (2006). The effect of macro-economic variables on suicide. Psychological Medicine 36, 181-189

Brown S., Taylor K., Price SW. (2005). Debt and distress: evaluating the psychological cost of credit. Journal of Eco-nomic Psychology 26, 642-663

Butterworth P., Rodgers B., Windsor TD. (2009). Financial hardship, socio-economic position and depression: results from the PATH through the Life Survey. Soc Sci Med 69: 229-237

Chang SS., Gunnell D., Sterne JAC et al (2009). Was the economic crisis 1997-1998 responsible for rising suicide rates in east/southeast Asia? A time-trend analysis for Japan, Hong-Kong, South Korea, Taiwan, Singapore and Thailand. Soc. Sci Med. 69, 1322-1331

Christodoulou GN and collaborators (2000). Psychiatriki, Beta, Athens

Clark A., Oswald AJ. (1994). Unhappiness and unemployment. Economic Journal 104, 648-659 Dooley D., Catalano R., Wilson G. (1994). Depression and unemployment: panel findings from the Epidemiologic Catch-ment Area Study. American Journal of Community Psychology 22, 745-765

35

Dorling D. (2009). Unemployment and health. British Medical Journal 338, b829

Economou M., Madianos M., Theleritis CP., Peppou L., Ste-fanis C. (2011). Increased suicidality and economic crisis in Greece. Lancet 378, 1459

Economou A., Nikolaou A., Theodossiou I. (2008). Are reces-sions harmful to health after all? Evidence from the European Union. Journal of Economic Studies 35, 368-384

Economou M., Peppou LE., Louki E., Komporozos A., Mellou A., Stefanis C. (2012). Depression

Một phần của tài liệu Trầm cảm: Căn bệnh toàn cầu (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)