+ Các đặc điểm nổi bật chính bộ mô phỏng NS-2
- Khả năng trừu tượng hoá: có thể thay đổi độ mịn của mô phỏng cho phù hợp với cả các mô phỏng chi tiết lẫn các mô phỏng mức cao.
- Khả năng phát sinh ra kịch bản: NS có khả năng tạo ra một cách tự động các mẫu lưu lượng, các hình trạng mạng, các sự kiện thay đổi động và phức tạp, kể cả việc mô phỏng các nút mạng và đường truyền bị hỏng.
- Khả năng mô phỏng tương tác với mạng thực: NS có một giao diện đặc biệt, cho phép lưu lượng thực đi qua nút mạng tương tác với bộ mô phỏng chạy trên nút mạng đó.
- Khả năng hiển thị trực quan: Công cụ hiển thị NAM giúp chúng ta thấy được hình ảnh hoạt động của mạng bằng trực giác và trợ giúp cho việc gỡ rối giao thức cần nghiên cứu.
- Khả năng mở rộng được: Bộ mô phỏng NS có khả năng mở rộng được dễ dàng khi người nghiên cứu muốn bổ sung các chức năng mới, thử nghiệm các kịch bản khác nhau và nghiên cứu các giao thức mới.
+ Các chức năng mô phỏng chính của NS Đối với mạng có dây:
- Các đường truyền điểm-điểm đơn công, song công, mạng cục bộ LAN. - Các chính sách phục vụ hàng đợi.
- Các mô hình sinh lỗi.
- Vấn đề định tuyến Unicast/Multicast (Unicast/Multicast routing).
- Các giao thức tầng Giao vận: TCP/Tahoe/Reno/New-Reno/Sack/Vegas, UDP, điều khiển lưu lượng và điều khiển tắc nghẽn.
- Các giao thức tầng Ứng dụng, Web caching, truyền luồng dữ liệu đa phương tiện.
Đối với mạng không dây:
- Kênh truyền.
- Sự di chuyển của các nút mạng trong không gian hai chiều. - Mạng LAN không dây (WLAN) 802.11.
- Mobile IP.
- Các thuật toán định tuyến trong mạng không dây đặc biệt (Adhoc networks): DSDV, DSR, AODV, TORA...
- Liên mạng sử dụng vệ tinh (Satellite Networking).
Trong lĩnh vực mạng hỗn hợp có dây và không dây:
- Trạm cơ sở (BS) đóng vai trò gateway giữa mạng có dây và mạng không dây. - Snoop TCP.