CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 1) CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP tại Garage Ôtô MINH THOẠI (Trang 44)

1) CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP.

Hệ thống treo trên xe bao gồm hệ thống nhíp và giảm chấn, trong quá trình làm việc không tránh khỏi những hư hỏng. Trong đó những hư hỏng thường gặp nhất là:

a) Đối với hệ thống nhíp:

Khi làm việc lâu do bị dao động, rung xóc, cọ xát nhiều, các bộ phận như : nhíp sẽ mất dần tính đàn hồi, mòn; các chốt và bạc chốt, ụ chặn bị mòn, gãy; các quai nhíp, quang nhíp cũng sẽ bị mòn; bu lông tâm nhíp, bu lông hãm chốt nhíp bị lỏng dần, gãy dẫn đến xô lệch các bó nhíp.

b) Đối với giảm chấn:

Trong quá trình làm việc, cũng như các bó nhíp, giảm chấn cung chịu tác động của các yếu tố như rung xóc, dao động…. Do nó có nhiệ vụ làm giảm các rung động, dao động nên nó phải chịu áp lực rất lớn, làm việc liên tục. Vì vậy sau một thời gian, giảm chấn cũng sẽ bị mòn ở vòng chắn dầu, khớp nối van và lò xo sẽ bị mòn;giá đỡ ống lót và bu lông giữ cố định ống nối bị lỏng; bề mặt ống giảm chấn bị rạn nứt… gây ra hiện tượng rung xóc, tiếng động, rò rỉ dầu trong giảm chấn…

2) CÁCH KHẮC PHỤC.

Để hệ thống treo luôn làm việc trong trạng thái tốt nhất, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng.

BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI

Đối với bộ phận nhíp, cần thường xuyên xiết lại các bu lông, đai nhíp, chốt nhíp, quai nhíp;bôi dầu bôi trơn vào các vị trí chịu ma sát nhiều như: đai nhíp, chốt nhíp, chốt chuyển hướng…

Đối với giảm chấn: thường xuyên kiểm tra các bu lông giữ cố định giảm chấn xem có bị lỏng không, nếu bị lỏng thì cần xiết chặt để tránh giảm chấn bị rơi ra ngoài. Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của giảm chấn,nếu giảm chấn hoạt động không tốt thì cần sửa chữa hoặc thay thế.

Ngoài ra, cũng cần thường xuyên kiểm tra các đệm cao su, các thanh nối … đê đảm bảo cho hệ thống treo hoạt động được tốt và kéo dài tuổi thọ cho hệ thống.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP tại Garage Ôtô MINH THOẠI (Trang 44)