GO là chất không có từ tính vì vậy tính chất từ của vật liệu Fe3O4 – GO là do Fe3O4 thể hiện. Hình 3.9 là đường cong từ hóa của các mẫu Fe3O4 – GO.
Hình 3.9. Đường cong từ của các mẫu Fe3O4 – GO
Bảng 3.8. Đường kính hạt, lực kháng từ Hc, độ từ hóa bào hòa tại nhiệt độ phòng Ms, độ từ dư Mr của các mẫu Fe3O4 – GO
Mẫu Fe3O4–GO (1:1) Fe3O4–GO (2:1) Fe3O4–GO (3:1) Fe3O4–GO (5:1) D (nm) 22,3 7,2 7,5 Hc (Oe) 8,326 4,817 4,703 5,296
64
Ms (emu/g) 1,918 3,551 21,648 23,679
Mr (emu/g) 0,02188 0,03455 0,142 0,227
Trên Hình 3.9 cho thấy các mẫu Fe3O4 – GO có lực kháng từ Hc thấp cỡ 4,703 ÷ 8,326 Oe. Giá trị Hc tăng giảm theo đường kính hạt. Đường cong từ hóa của các mẫu đối xứng trên hai trục, giá trị momen từ bão hòa Ms cỡ 1,918 ÷ 23,679 emu/g. Các giá trị Ms của các mẫu tăng dần theo tỉ lệ lượng muối sắt đưa vào.
Giá trị Hc tăng giảm theo đường kính hạt có thể được giải thích theo công thức 1.1(mục 1.1.1).
Lực kháng từ phụ thuộc rất nhiều vào kích thước của hạt, khi kích thước hạt giảm thì lực kháng từ tăng dần đến cực đại rồi tiến dần về không. Khi đường kính của các hạt nằm trong khoảng Dp< D < Ds, thì kích thước hạt giảm khi kích thước hạt giảm dần. Điều này khá phù hợp với kết quả thu được trên thì giá trị Hc giảm khi kích thước hạt giảm dần. Các kết quả đã thu được thể hiện trên bảng 3.8 khi Hc của mẫu có tỉ lệ 1:1 với kích thước hạt 22,3 nm cao hơn Hc của các mẫu có kích thước nhỏ hơn.