MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA GIÀ HÓA DÂN SỐ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM (Trang 25)

Những phân tích trên đây cho thấy già hóa dân số đang tạo ra những sức ép lớn về chính sách đối với Việt Nam trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế khi mà già hóa tác động trực tiếp tới lực lượng lao động. Nói cách khác, nếu không chuẩn bị một cách chu đáo các chiến lược, chính sách kinh tế và xã hội để thích nghi với dân số ngày càng già, Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng trong việc phát triển kinh tế, bên cạnh các vấn đề xã hội liên quan tới người cao tuổi trong tương lai.

Sự thịnh vượng của một nền kinh tế phụ thuộc vào quy mô và chất lượng nguồn lao động. Và khi dân số trở nên già hơn đồng nghĩa với việc khả năng tham gia vào lực lượng lao động cũng có xu hướng giảm theo. Thêm nữa, tỉ suất sinh giảm dần sẽ khiến số lượng lao động được bổ sung trong tương lai ít hơn so với so với số người đến tuổi về hưu. Tất cả các yếu tố đều chỉ ra rằng, già hóa dân số sẽ làm giảm quy mô nguồn lao động và thông qua đó, tác động âm tới tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt hơn, với tốc độ già hóa nằm trong tốp cao nhất thế giới như Việt Nam, tác động của nó tới nền kinh tế còn lớn hơn nhiều. Để giải quyết vấn đề này, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, không còn cách nào khác ngoài việc nâng cao năng suất lao động và đảm bảo sao cho sự gia tăng này phải cao hơn ảnh hưởng của dân số già tới quy mô lao động ngày càng giảm. Chỉ có như vậy mới có thể đảm bảo duy trì được mức tăng trưởng trong tương lai.

Với thực trạng về già hóa dân số và tác động của vấn đề này tới tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu đề xuất Chính phủ cần có đồng bộ các chính sách tăng trưởng, phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội nhằm đảm bảo duy trì được mức tăng trưởng trong tương lai. Cụ thể, chúng tôi có một số khuyến nghị chính sách nhằm hướng đến “già hóa thành công”:

Đối với chính sách về giáo dục, đào tạo: Tập trung cải thiện và phát triển hệ thống giáo dục hiện nay với mục đích tạo ra nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ cao trong tương lai. Thực trạng “già trước khi giàu” là một thách thức thực sự đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam trong việc đáp ứng nguồn lực để giải quyết dân số già, và đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững trong tương lai.

Thứ nhất, chúng ta cần tận dụng thật tốt cơ hội “dân số vàng” ngay từ bây giờ vì chính thế hệ này sẽ trở thành dân số già trong tương lai. Việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ cả về thể chất, tinh thần và trí lực không chỉ giúp tạo ra một nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng tốt trong tương lai mà còn tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước khi chúng ta bước vào giai đoạn dân số già. Với thu nhập bình quân đầu người cao hơn, người cao tuổi trong tương lai cũng có thể dựa vào nguồn tiết

kiệm trong giai đoạn sau khi về hưu, giảm áp lực về an sinh xã hội cho Chính phủ. Bởi vậy, ưu tiên cho giáo dục và đào tạo là một trong những biện pháp đúng đắn nhất để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực mà già hóa dân số gây nên. Thứ hai, về chiến lược giáo dục, cần tập trung đào tạo có trọng điểm dựa trên nhu cầu thị trường, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn và các ngành sản xuất. Hệ thống đào tạo nghề chuyên môn cần được cải cách, điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu về nhân công có chất lượng. Tạo sự gắn kết giữa các chính sách giáo dục đào tạo và các chính sách thị trường lao động phải là ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chính sách. Thứ ba, đầu tư cho giáo dục cần tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện chương trình, tạo môi trường học tập và nghiên cứu mở, phát huy tính sáng tạo, tính xã hội trong mọi hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. Đẩy mạnh giáo dục kĩ năng, hành vi và kiến thức xã hội trong hệ thống giáo dục các cấp.

Đối với chính sách về lao động, việc làm: Việc tỷ lệ người cao tuổi có học vấn và chuyên môn ngày càng tăng là cơ hội để khuyến khích những người cao tuổi có kĩ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp cùng tham gia đào tạo thế hệ trẻ sẽ tạo được hiệu ứng tích cực cả và mặt kinh tế, xã hội, đặc biệt trong các ngành mà học qua thực hành là chủ yếu thì việc này vừa tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia lao động, vừa là hình thức đào tạo tiêt kiệm có hiệu quả. Ngoài đối tượng người cao tuổi có học vấn, đối với người già có khả năng và có mong muốn lao động, cần có chính sách tạo điều kiện và giải quyết việc làm. Cùng với đó, cần đa dạng hóa ngành nghề, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và thúc đẩy chất lượng các ngành sử dụng nhiều lao động để nâng cao đóng góp cho nền kinh tế. Việc sử dụng tối đa nguồn nhân lực trong điều kiện tỷ lệ tham gia lao động giảm dần là rất cần thiết. Di cư cũng là một yếu tố dịch chuyển lao động rất quan trọng. Do vậy, cần có các chính sách phát triển đô thị lớn, nhỏ để đón dòng di cư, phân bố dân số và lao động phù hợp theo yêu cầu từng vùng.

Đối với chính sách về y tế: Tăng cường chăm sóc sức khỏe, xây dựng và mở rộng các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi với sự tham gia tích cực, chủ động của

mọi thành phần xã hội và nâng cao năng lực quốc gia về chăm sóc người cao tuổi. Thứ nhất, cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và nâng cao nhận thức, ý thức về sức khỏe cho mọi lứa tuổi để chuẩn bị cho một tuổi già khỏe mạnh, tránh bệnh tật, thương tật và tàn phế. Xây dựng và củng cố mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đặc biệt là mạng lưới kiểm soát các bệnh mãn tính. Mạng lưới này cần đảm bảo được sự tiếp cận thuận lợi cho các nhóm người cao tuổi thiệt thòi hoặc bất lợi như người cao tuổi ở nông thôn, phụ nữ cao tuổi hoặc người cao tuổi ở dân tộc ít người.Thứ ba, xây dựng hệ thống bệnh viện và tổ chức lão khoa trên phạm vị cả nước. Từng bước xây dựng và phát triển chương trình đào tạo Điều dưỡng Lão khoa phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế của từng địa phương.

Đối với chính sách về an sinh xã hội: Với hệ thống BHXH, với những biến động dân số, kinh tế như hiện nay, Việt Nam cần xây dựng lộ trình phù hợp để chuyển đổi hệ thống hưu trí về thiết kế và cơ chế tài chính gắn liền với các thông số: tuổi, mức đóng, mức hưởng… thì mới có thể duy trì bền vững tài chính và công bằng. Bên cạnh đó, cần tổ chức lại mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế cũng như cơ chế tài chính y tế, đặc biệt là bảo hiểm y tế, nâng cao khả năng tiếp cận của toàn dân. Hệ thống trợ cấp xã hội cần được mở rộng, đặc biệt đối với người cao tuổi.

VII. KẾT LUẬN

Già hóa dân số có tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh, trong số đố có kênh lao động bình quân đầu người. Nghiên cứu này đã sử dụng mô hình hổi quy tĩnh để xem xét ảnh hưởng của yếu tố già hóa đên lao động bình quân đầu người. Đầu tiên, bằng việc trình bày những nghiên cứu thực nghiệm về tác động của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế. Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn được một cách phân tích phù hợp với nguồn số liệu Việt Nam. Sau khi sử dụng mô hình hồi quy để xử lý số liệu, kết quả cho thấy là già hóa dân số thực sự có ảnh hưởng tới lao động bình quân đầu người, qua đó tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Qua đó có thể thấy Việt Nam cẩn có những chính sách phù hợp để chuẩn bị cho sự biến động lớn vể dân sốtrong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tang J. and C. MacLeod (2006), ‘Labor force ageing and productivity performance in Canada’, Canadian Journal of Economics, 582 – 603.

Lee,J-W. and K.Hong (2010), ‘Economic growth in Asia: determinants and prospects’, ADB Economics Working Paper Series no. 220, Manila: Asian Development Bank.

Bloom, D.Canning and Gunther Fink (2011), ‘Implications of population aging for economic growth’, NBER Working Paper no.16705, Cambridge,Ma: National Bureau of Economic Research.

Renuga Nagarajan , A.C Texeira and Sandra Silva (2013), ‘The impact of population Aging on Economic Growth: An indepth Biblio metric Analysis’, FEP

Working Papers Series no 505: Universidade do Porto, Faculdade de Economia do Porto .

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) (2011), ‘Báo cáo dân số và người cao tuổi ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách”.

Donghyun Park and Kwanho Shin(2012), ‘Impact of population aging on Asia’s future growth’, Chapter 3 ‘Aging, economic growth and old-age security in Asia’:Asian Development Bank.

Department of Labour New Zealand (2013), ‘Labor force participation in New Zealand (Recent trends, Future Scenarios and the impact on economic growth)’. Nguyễn Thị Minh (2009), ‘Năng động vê dân sô và tăng trưởng kinh tế’: Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách - Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội GS.TS Nguyễn Đình Cử (2012), ‘Biến đổi dân số và tăng trưởng kinh tế’, Tạp chí xã hội học, số 1 (117), 11-17.

World Bank (2013), ‘World development indicators” available at:

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA GIÀ HÓA DÂN SỐ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w