2.3.1. Phân loại hoạt động đầu tư tài chính
Theo VAS 21, việc phân loại tài sản ngắn hạn, dài hạn được quy định như sau: - Một tài sản được xếp vào loại tài sản ngắn hạn, khi tài sản này:
được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặc
được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kế tử ngày kết thúc niên độ; hoặc
là tiền hoặc tài sản tương đương tiền mà việc sử dụng không gặp một hạn chế nào.
- Tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại tài sản dàn hạn. Dựa trên quy định của VAS 21, trong nội dung chếđộ tài khoản doanh nghiệp theo QĐ số 15 đã hướng dẫn phân loại tài sản đầu tư tài chính như sau:
Căn cứ vào mục đích và thời gian đầu tư, đầu tư tài chính có thể chia thành đầu tư tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn.
2.3.1.1. Đầu tư tài chính ngắn hạn
Đầu tư tài chính ngắn hạn là hoạt động đầu tư tài chính có thời hạn thu hồi vốn trong vòng 1 năm (đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng) hoặc 1 chu kỳ kinh doanh bình thường (đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng) hoặc mua vào bán ra để kiếm lời.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn bao gồm đầu tư chứng khoán ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác. Chứng khoán đầu tư ngắn hạn bao gồm:
- Cổ phiếu có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán; - Trái phiếu gồm trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ; - Các loại chứng khoán khác theo quy định của pháp luật.
Đầu tư ngắn hạn khác: là các hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn ngoại trừ các hoạt động đầu tư chứng khoán ngắn hạn (như các hoạt động đầu tư cho vay, các hoạt động đầu tư gửi ngân hàng có kỳ hạn ...)
2.3.1.2. Đầu tư tài chính dài hạn
Đầu tư tài chính dài hạn là các khoản đầu tư tài chính khác ngoài các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn có thời hạn thu hồi vốn trên một năm (đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng) hoặc dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường (đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng).
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn bao gồm: các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần với mục đích hưởng lãi hoặc nhằm chia sẻ lợi ích và trách nhiệm với doanh nghiệp khác; các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác như vốn cho vay dài hạn …
Đối với khoản doanh nghiệp đầu tư vào doanh nghiệp khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần, căn cứ vào tỷ lệ quyền biểu quyết mà doanh nghiệp (bên đầu tư) nắm giữ tại bên nhận đầu tư và tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với hoạt động của bên nhận đầu tư sẽđược chia làm các loại sau:
- Đầu tư vào công ty con: khi nhà đầu tư nắm trên 50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư và có quyền kiểm soát, trừ khi có quy định hoặc thỏa thuận khác. Trường hợp này doanh nghiệp là bên đầu tưđược gọi là công ty mẹ, bên nhận đầu tưđược gọi là công ty con. Công ty mẹ có quyền kiểm soát hoạt động của công ty con.
- Đầu tư vào công ty liên kết: khi nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con ít nhất 20% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư thì nhà đầu tư được gọi là nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể, trừ khi có quy định hoặc thỏa thuận khác.
- Đầu tư công cụ tài chính vào bên nhận đầu tư: khi nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết tại bên nhận đầu tư. Doanh nghiệp sẽ không có ảnh hưởng đáng kểđối với hoạt động của bên nhận đầu tư.
- Vốn góp liên doanh: trường hợp này không đề cập đến tỷ lệ quyền biểu quyết mà doanh nghiệp nắm giữ tại bên nhận đầu tư. Góp vốn liên doanh là khi doanh nghiệp cùng một hoặc nhiều bên đầu tư khác cùng thỏa thuận bằng hợp đồng để cùng thực hiện hoạt động kinh tế mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn. - Các khoản đầu tư dài hạn khác: là các khoản đầu tư dài hạn mà không phải hình thức đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, góp vốn liên doanh.
2.3.2. Tài khoản sử dụng
Để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng phản ánh nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của các chủ thể, đảm bảo chất lượng thông tin kế toán, Bộ tài chính cũng đã ban hành hệ thống tài khoản bắt buộc được quy định trong chếđộ kế toán về các khoản đầu tư tài chính, cụ thể như sau:
2.3.2.1. Đầu tư tài chính ngắn hạn:
Đối với đầu tư chứng khoán ngắn hạn: kế toán sử dụng tài khoản 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán chứng khoán có thời hạn thu hồi không quá một năm hoặc mua vào, bán ra chứng khoán để kiếm lời. Tài khoản 121 có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1211 – Cổ phiếu: phản ánh tình hình mua, bán cổ phiếu với mục đích nắm giữđể bán kiếm lời.
- Tài khoản 1212 – Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu: phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán các loại trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu ngắn hạn.
Đối với đầu tư ngắn hạn khác: kế toán sử dụng tài khoản 128 – Đầu tư ngắn hạn khác. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản đầu tư ngắn hạn khác bao gồm cả các khoản cho vay mà thời hạn thu hồi không quá một năm.
Bên cạnh đó, tại thời điểm cuối niên độ kế toán trước khi lập BCTC, để phục vụ cho công tác lập dự phòng giảm giá đầu tư ghi nhận các khoản lỗ có thể phát sinh do sự giảm giá của các chứng khoán ngắn hạn mà doanh nghiệp đang nắm giữ, kế toán sử dụng tài khoản 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn. Tài khoản này dùng để phản
ánh số hiện có và tình hình biến động tăng giảm các khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.
2.3.2.2. Đối với đầu tư tài chính dài hạn
Đối với khoản đầu tư vào công ty con: kế toán sử dụng tài khoản 221 – Đầu tư vào công ty con. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm đầu tư vốn trực tiếp vào công ty con.
Đối với khoản đầu tư vào cơ sở liên doanh đồng kiểm soát: kế toán sử dụng tài khoản 222 – Vốn góp liên doanh. Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ góp vốn liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và tình hình thu hồi lại vốn góp liên doanh khi kết thúc hợp đồng liên doanh.
Đối với khoản đầu tư vào công ty liên kết: kế toán sử dụng tài khoản 223 – Đầu tư vào công ty liên kết. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị khoản đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư vào công ty liên kết và tình hình biến động tăng, giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết …
Đối với khoản đầu tư vào công cụ tài chính và đầu tư dài hạn khác: kế toán sử dụng tài khoản 228 – Đầu tư dài hạn khác. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại đầu tư dài hạn khác (ngoài các khoản đầu tư vào công ty con, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, đầu tư vào công ty liên kết) như: đầu tư trái phiếu, đầu tư cổ phiếu, hoặc đầu tư vào đơn vị khác mà chỉ nắm giữ dưới 20% vốn chủ sở hữu (dưới 20% quyền biểu quyết), … và thời hạn thu hồi hoặc thanh toán vốn trên 1 năm.
Bên cạnh đó, cũng giống nhưđầu tư chứng khoán ngắn hạn, tại thời điểm cuối niên độ kế toán, trước khi lập BCTC để phục vụ cho công tác lập dự phòng để ghi nhận phần giá trị tổn thất do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ có thể xảy ra, dự phòng tổn thất do giảm giá các khoản đầu tư dài hạn hoặc do doanh nghiệp nhận vốn đầu tư bị lỗ phải gọi thêm vốn, kế toán sử dụng tài khoản 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn và các khoản tổn thất đầu tư dài hạn khác.
2.3.3. Phương pháp kế toán
Theo VAS 07, VAS 08, VAS 25 hướng dẫn hạch toán theo phương pháp giá gốc và hướng dẫn chuyển đổi giá trị đầu tư từ phương pháp giá gốc sang phương pháp Vốn chủ sở hữu để hợp nhất báo cáo tài chính. Trong đó:
2.3.3.1. Phương pháp giá gốc
Phương pháp giá gốc được áp dụng trong kế toán khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh khi lập và trình bày báo cáo tài chính riêng của nhà đầu tư.
- Nhà đầu tư ghi nhận ban đầu giá trị vốn đầu tư theo giá gốc.
- Sau ngày đầu tư, nhà đầu tưđược ghi nhận cổ tức, lợi nhuận được chia vào doanh thu hoạt động tài chính theo nguyên tắc dồn tích.
- Các khoản khác mà nhà đầu tư nhận được ngoài cổ tức và lợi nhuận được chia được coi là phần thu hồi các khoản đầu tư và được ghi giảm giá gốc khoản đầu tư.
2.3.3.2. Phương pháp vốn chủ sở hữu
Phương pháp vốn chủ sở hữu được áp dụng trong kế toán khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh khi lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất.
- Khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh được ghi nhận ban đầu theo giá gốc;
- Sau đó, vào cuối mỗi năm tài chính khi lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, giá trị ghi sổ khoản đầu tưđược điều chỉnh tăng hoặc giảm tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lãi hoặc lỗ của bên nhận đầu tư sau ngày đầu tư;
- Cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh được ghi giảm giá trị ghi sổ của khoản đầu tư trên báo cáo tài chính hợp nhất;
- Giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh cũng phải được điều chỉnh khi lợi ích của nhà đầu tư thay đổi do có sự thay đổi trong vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư nhưng không được phản ánh trên BC.KQKD của bên nhận đầu tư.
2.3.4. Vấn đề ghi nhận và xử lý thông tin
2.3.4.1. Ghi nhận ban đầu
Tất cả các khoản đầu tư tài chính được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Theo quy định của VAS 01, giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.
Như vậy, giá gốc của khoản đầu tư bao gồm: phần vốn góp hoặc giá thực tế mua khoản đầu tư cộng (+) các chi phí mua (nếu có) (như chi phí môi giới, giao dịch ...)
Trường hợp góp vốn bằng tài sản cố định, vật tư, hàng hóa thì giá gốc khoản đầu tư được ghi nhận theo giá trịđược các bên góp vốn thống nhất định giá. Khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản cố định, vật tư, hàng hóa và giá trị đánh giá lại được ghi nhận và xử lý như sau:
- Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá đánh giá lại và giá trị ghi sổ của tài sản cốđịnh, vật tư, hàng hóa được hạch toán vào thu nhập khác; khoản chênh lệch nhỏ hơn giữa giá đánh giá lại và giá trị ghi sổ của tài sản cố định, vật tư, hàng hóa được hạch toán vào chi phí khác.
Khi kế toán khoản đầu tư theo phương pháp giá gốc, giá trị khoản đầu tư không được thay đổi trong suốt quá trình đầu tư, trừ trường hợp nhà đầu tư mua thêm hoặc thanh lý (toàn bộ hoặc một phần) khoản đầu tư đó hoặc nhận được các khoản lợi ích ngoài lợi nhuận được chia.
2.3.4.2. Đánh giá lại sau khi ghi nhận ban đầu
Tại thời điểm lập BCTC, nếu giá thị trường của các khoản đầu tư tài chính thấp hơn so với giá gốc thì doanh nghiệp được tiến hành lập dự phòng giảm giá. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư trong hoạt động đầu tư tài chính: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ có thể xảy ra Điều kiện để trích lập các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán:
- Chứng khoán của doanh nghiệp được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của pháp luật
- Được tự do mua, bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập BCTC có giá thị trường giảm xuống so với giá gốc ghi trên sổ kế toán (chứng khoán không được mua bán tự do thì không được lập dự phòng)
Dự phòng tổn thất do giảm giá các khoản đầu tư dài hạn hoặc do doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư bị lỗ gọi thêm vốn.
2.3.4.3. Trình bày vào công bố thông tin
a. Trên báo cáo tài chính riêng:
Trên báo cáo tài chính riêng, nhà đầu tư phải trình bày các khoản đầu tư tài chính theo phương pháp giá gốc.
Đối với khoản đầu tư vào công ty con: nhà đầu tư phải trình bày danh sách công ty con quan trọng bao gồm tên công ty, nước nơi các công ty con này thành lập hoặc đặt trụ sở thường trú, tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ, nếu tỷ lệ quyền biểu quyết của công ty mẹ khác với tỷ lệ lợi ích thì phải trình bày cả tỷ lệ quyền biểu quyết và tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ.
Đối với khoản đầu tư vào công ty liên kết: nhà đầu tư phải trình bày danh sách các công ty liên kết kèm theo các thông tin về phần sở hữu và tỷ lệ (%) quyền biểu quyết và các phương pháp kế toán sử dụng để kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết. Đối với khoản vốn góp liên doanh: nhà đầu tư phải trình bày tổng giá trị của các khoản nợ ngẫu nhiên, trừ khi khả năng lỗ là thấp và tồn tại biệt lập với giá trị của các khoản nợ ngẫu nhiên khác, như sau:
- Bất kỳ khoản nợ ngẫu nhiên mà bên góp vốn liên doanh phải gánh chịu liên quan đến phần vốn của bên góp vốn liên doanh góp vào liên doanh và phần mà bên góp vốn liên doanh cùng phải gánh chịu với các bên góp vốn liên doanh khác từ mỗi khoản nợ ngẫu nhiên.
- Phần các khoản nợ ngẫu nhiên của liên doanh mà bên góp vốn liên doanh phải chịu trách nhiệm một cách ngẫu nhiên.
- Các khoản nợ ngẫu nhiên phát sinh do bên góp vốn liên doanh phải chịu trách nhiệm một cách ngẫu nhiên đối với các khoản nợ của các bên góp vốn liên doanh khác trong liên doanh.
Bên góp vốn liên doanh phải trình bày riêng biệt tổng giá trị của các khoản cam kết sau đây theo phần vốn góp vào liên doanh của bên góp vốn liên doanh với các khoản cam kết khác:
- Bất kỳ khoản cam kết về tiền vốn nào của bên góp vốn liên doanh liên quan đến phần vốn góp của họ trong liên doanh và phần bên góp vốn liên doanh phải gánh chịu