Cách lựa chọn biểu đồ thích hợp theo bảng số liệu

Một phần của tài liệu ôn thi TN địa lí theo Chuẩn KTKN (Trang 44)

1. Thế nào là biểu đồ thích hợp

Biểu đồ thích hợp nhất phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Thể hiện chính xác theo yêu cầu của bảng số liệu - Có tính trực quan cao

- Thời gian vẽ nhanh

2. Cách lựa chọn biểu đồ thích hợp theo bảng số liệu

- Trường hợp bảng số liệu (BSL) có từ hai đại lượng trở lên và có năm thì:

+ Nếu BSL có từ 2-3 năm và các đối tượng có cùng một nguồn gốc và yêu cầu thể hiện “tình hình khai thác” hoặc “tình hình phát triển” thì vẽ BĐ cột chồng

+ Nếu BSL có từ 5 năm trở lên và yêu cầu thể hiện “tình hình phát triển…thời kì…” hoặc “thể hiện sự thay đổi cơ cấu …thời kì …” thì vẽ BĐ miền

+ Trường hợp BSL có ít hơn 3 năm và yêu cầu thể hiện “qui mô và cơ cấu” thì vẽ BĐ tròn. Riêng trường hợp bài yêu cầu thể hiện “cơ cấu giá trị xuất – nhập khẩu phân theo thị trường hoặc theo mặt hàng ” thì phải vẽ BĐ bán tròn.

- Trường hợp BSL chỉ có một đại lượng và có năm thì:

+ Nếu BSL ít năm (3-4 năm) và yêu cầu “so sánh qui mô của sự phát triển” thì vẽ BĐ cột. + Nếu BSL nhiều năm và yêu cầu thể hiện “tình hình phát triển… trong giai đoạn…” thì vẽ BĐ cột hoặc đường biểu diễn.

+ Nếu BSL nhiều năm và yêu cầu thể hiện “tốc độ phát triển” thì vẽ đường biểu diễn.

- Trường hợp BSL có hai đại lượng nhưng cùng đơn vị và khác nguồn gốc , có nhiều năm (VD: than và dầu thô có cùng đơn vị là triệu tấn nhưng khác nguồn gốc) thì vẽ BĐ cột.

- Trường hợp BSL có hai đại lượng và hai đơn vị khác nhau, có nhiều năm mà yêu cầu phải vẽ cột hoặc đường thì BĐ phải có 2 trục tung ứng với hai đại lượng khác nhau.

- Trường hợp BSL có 3 hoặc nhiều đại lượng nhưng khác đơn vị và có nhiều năm và bài yêu cầu thể hiện “tốc độ tăng trưởng” thì cần phải xử lí số liệu chuyển đổi số liệu tuyệt đối sang tương đối(%). Cho năm đầu tiên = 100%, các năm sau đều phài chuyển ra đơn vị % bằng cách : (năm sau : năm đầu tiên) x 100. Sau đó vẽ trên cùng một biểu đồ các đường biểu diễn.

- Trường hợp BSL có 2 đại lượng có quan hệ với nhau như diện tích và sản lượng và bài yêu cầu thể hiện “tình hình phát triển” trên cùng một biểu đồ thì vẽ biểu đồ kết hợp. Nếu diện tích biểu diễn bằng biểu đồ cột, thì sản lượng thể hiện biểu đồ đường.

- Trường hợp BSL có 3 đại lượng, trong đó có 2 đại lượng có quan hệ với nhau và yêu cầu thể hiện trên cùng một BĐ thì vẽ BĐ kết hợp. Trong đó 2 đại lượng có quan hệ với nhau thì vẽ cột chồng, đại lượng còn lại vẽ đường. VD: vẽ BĐ thể hiện dân số thành thị và nông thôn và tỉ lệ phát triển dân số nước ta qua một số năm. Trong trường hợp này thì dân số và thành thị và nông thôn vẽ BĐ cột chồng, tỉ lệ tăng dân số vẽ BĐ đường.

- Trường hợp BSL có 2 đại lượng là tỉ suất sinh và tỉ suất tưû, nếu bài yêu cầu thể hiện “tình hình thay đổi tỉ suất sinh, tỉ suất tử và gia tăng dân số tự nhiên” thì ta phải tính được đại lượng Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên = Tỉ suất sinh – Tỉ suất tử. Sau đó vẽ BĐ, tỉ suất sinh và tỉ suất tử vẽ biểu đồ đường còn tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên vẽ biểu đồ miền theo giá trị tuyệt đối.

Một phần của tài liệu ôn thi TN địa lí theo Chuẩn KTKN (Trang 44)

w