Phân tầng nguy cơ khi tập

Một phần của tài liệu Phục hồi chức năng cho người bệnh sau nhồi máu cơ tim (Trang 42)

- Loạn nhịp (không phải nhịp nhanh thất kéo dài) bao gồm: nhịp lạc chỗ đa ổ (multiple ectopic), nhịp nhanh trên thất (supraventricular

Phân tầng nguy cơ khi tập

• Dựa vào:

– Nghiệm pháp gắng sức tối đa

– Các dấu chứng ngoài nghiệm pháp

• Ứng dụng sau phân tầng:

– Phân phối số lượng nhân lực & chuẩn bị hồi sức tim mạch tốt khi có biến cố xảy ra trong khi tập

– PTNC không giúp tiên đoán chính xác nguy cơ tử vong khi tập

Dù có phân tầng kỹ, trong lúc tập vẫn xảy ra : - BCTM: 1/116.400 – 1/784.000 người-giờ

- Ngừng tim: 1/112.000, NMCT: 1/220.000, tử vong: 1/750.000 người-giờ

Con số này vẫn rất nhỏ so với ích lợi của PHCNTM

Phân tầng nguy cơ thấp

Liên quan với nghiệm pháp gắng sức (Trong lúc hoặc sau thực hiện nghiệm pháp):

– Không có loạn nhịp thất

– Không có đau thắt ngực hoặc các triệu chứng khác như khó thở, choáng váng, xây sẩm

– Huyết động vẫn bình thường (vd: nhịp tim và HATT tăng hoặc giảm phù hợp với cường độ bài tập trong nghiệm pháp gắng sức đánh giá khả năng)

– Khả năng chức năng (Functional capacity) ≥ 7 MET

Không liên quan đến nghiệm pháp gắng sức:

– Phân suất tống máu lúc nghỉ ≥ 50% – Không có suy tim

– Không có loạn nhịp thất khi nghỉ

– Không có triệu chứng chủ quan và khách quan của thiếu máu cục bộ sau biến cố tim mạch hoặc sau thủ thuật

– NMCT hoặc thủ thuật không biến chứng – Không có triệu chứng trầm cảm

Phân tầng nguy cơ trung bình

Liên quan với nghiệm pháp gắng sức (Trong lúc hoặc sau thực hiện nghiệm pháp):

– Xuất hiện đau thắt ngực hoặc các triệu chứng khác như khó thở, choáng váng, xây sẩm với bài tập ≥ 7 MET

– Xuất hiện thiếu máu cục bộ im lặng mức độ nhẹ đến vừa (đoạn ST hạ thấp < 2mm so với trước nghiệm pháp)

– Khả năng chức năng (Functional capacity) < 5 MET • Không liên quan đến nghiệm pháp gắng sức:

– Phân suất tống máu lúc nghỉ ≥ 40 - 49%

Không thỏa tất cả tiêu chuẩn phân tầng NC cao & thấp sẽ được xếp vào nhóm NC trung bình

Phân tầng nguy cơ cao

Liên quan với nghiệm pháp gắng sức (Trong lúc hoặc sau thực hiện nghiệm pháp):

– Xuất hiện loạn nhịp thất

– Xuất hiện đau thắt ngực hoặc các triệu chứng khác như khó thở, choáng váng, xây sẩm với bài tập < 5 MET hoặc sau khi tập

– Xuất hiện thiếu máu cục bộ im lặng mức độ nặng (đoạn ST hạ thấp ≥ 2mm so với trước nghiệm pháp)

– Xuất hiện rối loạn huyết động khi tập (Vd1: HATT không tăng hoặc không thay đổi dù cường độ bài tập tăng) hoặc sau khi tập (Vd2: xuất hiện HA giảm trong giai đoạn hồi phục sau nghiệm pháp) • Không liên quan đến nghiệm pháp gắng sức:

– Phân suất tống máu lúc nghỉ < 40% – Tiền sử có ngừng tim

– Rối loạn nhịp phức tạp lúc nghỉ

– NMCT hoặc thủ thuật tái tưới máu có biến chứng – Suy tim

– Có triệu chứng chủ quan và khách quan của thiếu máu cục bộ sau biến cố tim mạch hoặc sau thủ thuật

Một phần của tài liệu Phục hồi chức năng cho người bệnh sau nhồi máu cơ tim (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)