III. GIA CÔNG BẲNG TIA LỬA ĐIỆN
3.5. Các thông số của quá trình gia công
3.5.1. Điện áp đánh lửa (Uz)
Đây là điện áp cần thiết để dẫn tới sự phóng tia lửa điện. Nó cung cấp cho điện cực và phôi khi máy phát được đóng điện, gây ra sự phóng tia lửa điện để đốt cháy vật liệu. Điện áp đánh lửa Ui càng lớn thì phóng điện càng nhanh và cho phép khe hở phóng điện càng lớn. 3.5.2. Thời gian trễ đánh lửa (tđ)
Đó là thời gian giữa lúc đóng điện máy phát và lúc xảy ra phóng tia lửa điện. Khi đóng điện máy phát lúc đầu chưa xảy ra điều gì. Điện áp duy trì ở giá trị của điện áp đánh lửa Ui, dòng điện bằng 0. Sau một thời gian trễ mới tđ xảy ra sự phóng tia lửa điện dòng điện từ 0 vọt lên Ie.
Chuyên đề công nghệ CNC GVHD: T.s. Nguyễn Hồng Sơn
Khi bắt đầu phóng tia lửa điện thì điện áp tụt xuống từ Uz đến Ue. đây là điện áp trung bình trong suốt thời gian phóng tia lửa điện. Ue là một hằng số vật lý phụ thuộc vào cặp vật liệu điện cực/phôi. Ue không điều chỉnh được.
3.5.3. Dòng phóng tia lửa điện (Ie)
Là giá trị trung bình của dòng điện từ khi bắt đầu phóng tia lửa điện đến khi ngắt điện.
Khi bắt đầu phóng tia lửa điện dòng điện tăng lên từ 0 đến giá trị Ie, kèm theo sự đốt cháy.
Ie ảnh hưởng lớn nhất đến lượng hớt vật liệu, độ mòn điện cực và chất lượng bề mặt gia công. Nhìn chung Ie càng lớn thì lượng hớt vật liệu càng lớn, độ nhám bề mặt càng lớn nhưng độ mòn điện cực giảm
3.5.4. Thời gian phóng tia lửa điện (te)
Là khoảng thời gian giữa lúc bắt đầu phóng tia lửa điện và lúc ngắt điện, nó chính là thời gian có dòng điện Ie trong một lần phóng.
3.5.5. Độ kéo dài xung (ti)
Là khoảng thời gian giữa hai lần đóng ngắt của máy phát trong cùng một chu kỳ phóng tia lửa điện. Công thức tính: ti= td + te
Độ kéo dài xung ti ảnh hưởng đến nhiều yếu tố quan trọng. Đó là:
+ Tỷ lệ lượng hớt vật liệu + Độ mòn điện cực
+ chất lượng và năng suất bề mặt gia công
3.5.6. Khoảng cách xung (t0)
Là thời gian giữa hai lần ngắt- đóng của máy phát xung thuộc 2 chu kỳ phóng điện kế tiếp nhau.
Chuyên đề công nghệ CNC GVHD: T.s. Nguyễn Hồng Sơn