0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

NHỮNG TỒN TẠI VAØ HẠN CHẾ:

Một phần của tài liệu QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG Ở ĐỒNG NAI (Trang 26 -26 )

Chưa thể quan trắc đầy đủ và đồng bộ các thành phần môi trường như : Nước ngầm, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp độc hại, thủy sinh và độc chất học thủy sinh .

Tần suất quan trắc còn thấp nên chưa thể phản ánh diễn biến hiện trạng môi trường một cách chính xác và kịp thời.

Khối lượng công việc nhiều nên kết quả giãi quyết còn chậm so với yêu cầu & nhiệm vụ thực tế đòi hỏi.

Lý do:

+ Thiết bị quan trắc và phân tích thử nghiệm còn thiếu cũng như chưa đồng bộ chưa thể phân tích đầy đủ các thành phần môi trường.

+ Kinh phí tỉnh cấp hằng năm cho quan trắc & phân tích còn hạn chế so với yêu về khối lượng.

+ còn hạn chế một số chỉ tiêu phân tích do thiết bị phân tích hiện đại; đòi hỏi chuyên viên sử dụng phải được nghiên cứu đào tạo liên tục để từng bước ổn định.

+ Chưa xây dựng được các trạm quan trắc không khí, nước tự động ở một số khu vực trọng điểm để theo dõi diễn biến hiện trạng môi trường 24/24 giờ. + Nhân sự trạm còn thiếu nên trong số 1 5 nhân viên thì vừa tham gia quan trắc hiện trường, lại vừa phải đảm nhận việc phân tích ở phòng thí nghiệm. + Quan trắc nước về mặt thủy hóa

Tầm quan trọng

Quan trắc theo các thông số thủy hóa (tính chất vật lý và thành phần hóa học) là cơ sở chủ yếu để đánh giá chất lượng nước. Dựa vào kết quả phân tích về thủy hóa so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước có thể đánh giá chính xác mức độ ô nhiễm nguồn nước (tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước của Việt Nam và nhiều quốc gia chỉ qui định theo các thông số thủy hóa):

Thông số quan trắc

Trong giai đoạn trước mắt (từ nay đến năm 2003) Trạm thực hiện quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nước với các thông số: pH, nhiệt độ, TDS, EC, N-NH3, N-NO3, độ đục, Fe2+, SO42-, dầu mở khoáng, Coliform, N,P.

Từ năm 2004 đến 2010, trạm sẽ tăng cường tầng số quan trắc nhằm đáp ứng cho vịêc đánh giá tổng thể diễn biến chất lượng môi trường, đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước về:

- Axit hóa, nước phèn

- Oâ nhiễm hữu cơ

- Phú dưỡng hóa

- Nhiễm mặn

- Nhiễm dầu

- Oâ nhiễm chất độc (Kim loại nặng, hoá chất V|BVTV, PCB, dioxin)

Do đó các thông số lựa chọn quan trắc chất lượng nước gồm:

- To, pH, EC, độ đục, độ kiềm, độ axít, SS, màu, BOD, DO, NH4, NO3, NO2, tổng N, tổng P, tổng Fe, Al, dầu mở, phenol.

- Kim loại nặng (Cu, Hg, Pb, Cr, Zn, Cd, Ni) và PCB

- Hoá chất BVTV: một số clo hữu cơ thường sử dụng

- Vi sinh: coliform, Ecoli.

Ghi chú: kim loại nặng và hóa chất BVTV được quan trắc ở các trạm chính. Tần số quan trắc và tần suất thu mẫu:

- Tần số quan trắc ở các trạm điểm nóng được đề xuất là 1 lần/tháng (12 lần/năm). Tần suất thu mẫu tại các điểm nóng là 4 lần/ngày

- Tần số quan trắc ở các trạm còn lại (trạm chính và trạm phụ) trên sông Đồng Nai, sông Cái, sông Thị Vãi, sông La Ngà, hồ Trị An, được thực hiện 4 lần/năm. Tần suất thu mẫu 2 lần/ngày.

- Tần số quan trắc ở các sông suối, hồ khác được thực hiện 2 lần/năm.

Vị trí các điểm quan trắc : Nêu trong bảng trên Lập trạm quan trắc cố định:

Trạm quan trắc cố định nhằm thực hiện chương trình quan trắc liên tục chất lượng nước sông Đồng Nai là cơ sở cho việc phục vụ cáp nước sạch cho sinh hoạt và các mục đích khác.

Do hạn chế về kinh phí và trang thiết bị trong giai đoạn 2001-2005 chỉ có thể đầu tư 1 trạm quan trắc cố định. Trong giai đoạn 2006-2010 có thể lập thêm 2-3 trạm quan trắc cố định.

Vị trí được lựa chọn đặt trạm tại cạnh họng lấy nước của trạm bơm nhà máy nước Biên Hòa. trạm quan trắc cố định chỉ thực hiện thu mẫu nước liên tục (hàng giờ) và đo nhanh một số chỉ tiêu như: pH, to, DO, độ đục, độ dẫn điện...

Quan trắc về mặt thủy sinh Tầm quan trọng

Quan trắc thủy sinh nhằm xác định các chỉ tiêu sinh học để đánh giá bổ sung về chất lượng môi trường nước hệ thống sông Đồng Nai và các nguồn nước khác, đồng thời đánh giá tác động môi trong của việc ô nhiễm nguồn nước. Kết quả quan trắc xác định các loài ưu thế và đặc trưng cho từng trạm thu mẫu, các loài có thể làm sinh vật chỉ thị chỉ tính chất môi trường nước. trong đó loài ưu thế thể hiệân đầy đủ các tính chất đặc trưng của môi trường nước ở khu vực quan trắc hay của đoạn sông.

Thành phần thủy sinh chọn lọc quan trắc

Dựa vào mục tiêu trên, các thành phần thủy sinh được lựa chọn quan trắc và nội dung quan trắc được tính bày trong bảng sau đây. Việc quan trác về thủy sinh chỉ được thực hiện ở các trạm (điểm) quan trắc chính.

Thủy sinh Nội dung quan trắc Phiêu sinh thực vật

(Phytoplankton) Phân loại định tính, định lượng, xác định chỉ thị chất lượng nước Phiêu sính động vật

(Zooplankton)

Phân loại định tính, định lượng, xác định chỉ thị chất lượng nước

Động vật đáy (Benthos) Phân loại định tính, định lượng, xác định chỉ thị chất lượng nước

Cá con, trứng cá

(Inchitoplankton) phân loại, định lượng, xác định chu kỳ phát triển và sự thay đổi vê số lượng

Vị trí quan trắc

- Quan trắc thủy sinh chỉ được thực hiện ở các trạm chính (bảng 1.l).

Tần số quan trắc

Tần số quan trắc thủy sinh trùng với tần số quan trác thủy hóa

Quan trắc thủy văn

Tầm quan trọng

Quan trắc về thủy văn sẽ cho số liệu về lưu lượng dòng chảy, trên cơ sở lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm sẽ tính được tải lượng ô nhiễm, từ đó có thể xem xét tác động tiềm tàng của ô nhiễm dòng sông và dự báo khả năng lan truyền ô nhiễm. Do vậy quan trắc về thủy văn la không thể thiếu trong hệ thống quan trắc môi trường nước.

Vị trí trạm quan trắc

Vị trí các trạm quan trắc thủy văn trùng với vị trí các trạm quán trắc thủy hóa. Tuy nhiên, số lượng các trạm quan trắc thủy văn ít hơn trạm quan trắc thủy hóa. Quan trắc thủy văn chỉ thực hiện ở các trạm chính, trạm điểm nóng trên sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Thị Vải. Vị trí quan trắc thủy văn được trình bày trong bảng 1

Các thông số quan trắc thủy văn

- Mực nước (m)

- Tốc độ dòng chảy (m/s)

- Diện tích mặt cắt ướt (m2).

Tần số quan trắc

Tần số quan trắc thủy văn trùng với tần số quan trắc thủy hóa ở các trạm chính và các trạm điểm nóng.

Xác định tồn lưu tác nhân nguy hại (chất ô nhiễm đặc biệt) trong trầm tích

Để đánh giá khả năng tồn lưu và tác động tiềm tàng do ô nhiễm công nghiệp và giao thông thủy, các chất ô nhiễm đặc biệt (chất nguy hại) tồn lưu trong trầm tích cần xác định gồm:

- Kim loại nặng (Pb, Hg, Cd, Cu, Cr)

- Dầu mỡ

- Hóa chất bảo vệ thực vật

Quan trắc tồn lưu tác nhân nguy hại trong trầm tích chỉ thực hiện trên sông Đồng Nai và sông Thị Vải ở các trạm chính, trạm điểm nóng và sẽ được thực hiện từ năm 2003 trở về sau.

Tần số quan trắc tồn lưu các tác nhân ô nhiễm trong trầm tích trùng với tần số quan trác hóa lý trong chương trình quan trắc chất lượng nước mặt.

• Quan trắc chất lượng nước ngằm ở Đồng Nai

Mục tiêu quan trắc nước ngầm

Quan trắc chất lượng nước ngầm nhầm đánh giá diễn biến chất lượng nước ngầm phục vụ cho công tác cấp nước. Cung cấp thông tin để đánh giá tác động của hoạt động sản xuất sinh hoạt đến chất lượng nước ngầm phục vụ quản lý môi trường.

Lực chọn vị trí quan trắc

Hiện nay, mạng lưới quan trắc chất lượng nước ngầm chưa được triển khai ở Đồng Nai. Việc triển khai đặt trạm quan trắc chất lượng nước ngầm được nghiên cứu thiết lập ở các khu vực khai thác nước ngầm lớn, khu vực nước ngầm có khả năng bị ô nhiêm do chất thải từ công nghiệp và các hoạt động khác. Vị trí lấy mẫu là các giếng khoan ở các độ sâu khác nhau. Các giếng được chọn lấy mẫu phải đặc trưng cho tình hình sừ dụng nước ngầm trong khu vực. Vị trí các điểm quan trắc chất lượng nước ngầm đtlợc lựa chọn là:

١. Nhà máy nước ngầm Nhơn Trạch

٢. Nhà máy nước ngầm Thị Trấn Xuân Lộc

٣. Trạm nước ngầm Hố Nai

٤. Giếng khoan cung cấp nước cho văn phòng UBND huyện Định Quán

٥. Nhà máy nước ngầm khu công nghiệp Amata

٦. Giếng khoan địa chất thủy văn tại bãi chôn chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp của Tp. Biên Hòa

Thông số quan trắc

pH, độ dẫn điện, o xy hò tan, chất rắn lơ lửng, độ đục, độ cứng, NH4+ nitrit (NO2-) nitrat (NO3-) phenol, sắt, mangan, cađmi, chì, rôm, E. co1i.

Tần sô quan trắc

Tần số quan trắc 4 lần trong năm, hai lần vào mùa khô và hai lần vào mùa mưa.

• Thiết lập trạm quan trắc nước mưa axit

Hiện nay trên địa bàn Đồng Nai chưa có trạm quan trắc mưa axit. Do mặt độ công nghiệp cao nên việc thiết lập trạm quan trắc mưa axit là cần thiết

Mục tiêu quan trắc mưa axít

- Đánh giá mức độ Ô nhiễm bầu không khí ở khu vực

- Đánh giá chất lượng nước mưa nhằm thông tin kịp thời đến người dân đang sử dụng nước mưa cho nhu cầu sinh hoạt.

- Đánh giá những tác hại của mưa axit đến đất trồng trọt, đến ,sinh vật, công trình xây dựng văn hóa và tác động đến sức khỏe con người

Vị trí đặt trạm quan trắc.

Để tham tiện cho việc theo dõi, kiểm soát, đánh giá kịp thời chất lượng nước mưa, vị trí quan trắc chất lượng nước mưa được xác định đặt tại Sở KHCNMT tỉnh Đồng Nai.

Thông số quan trắc

Để đánh giá về trình trạng mưa axit, các thông số sau được xác định để đánh giá:

pH: pH là đại lượng đặc trưng tính axit hoặc bazơ cửa nước, mưa axit có ph<5,6

NH4 +: đối Với nước mưa nồng độ NH4+ có thể cao khi bầu khí quyển bi Ô nhiễm, NH4+ là một dạng chuyển hóa và hòa tan của NO và NO2-. Các khí này được thải ra thừ các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải và do tác động của thiên nhiên,…

- Độ kiềm và HCO3-

Một phần của tài liệu QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG Ở ĐỒNG NAI (Trang 26 -26 )

×