3. Nhân giống xạ đen bằng phương pháp giâm hom
3.2.4. Chăm sóc vườn cây giống lấy hom
* Làm cỏ, xới đất
- Làm cỏ: Nhằm diệt trừ cỏ dại vì nó phát triển rất mạnh, cạnh tranh dinh dưỡng với cây mẹ. Đồng thời cỏ nhiều sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sâu bệnh hại phát sinh phát triển làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sức sinh trưởng của cây. Do đó phải làm cỏ thường xuyên cho cây trồng.
- Xới đất: Nhằm làm phá vỡ lớp đất mặt bị đóng váng, cắt đứt mao quản giảm bớt lượng nước bốc hơi, cải thiện điều kiện thấm nước và sự thông khí của đất, nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển.
* Bón thúc phân cho cây
Bón thúc cho cây bằng phân NPK tỷ lệ 16N:16P:8K, với liều lượng 50g/gốc, định kỳ sau mỗi lần cắt lấy hom.
Lưu ý: Ở những nơi đất tốt, nên hạn chế việc bón phân và tưới nước cho vườn nguyên liệu.
54 * Cắt tỉa và tạo tán cho cây
Cây sau khi trồng đựơc khoảng 6 tháng, tiến hành cắt ngang ngọn cây để tạo chồi lần đầu. Khoảng 1 tháng sau tiếp tục cắt lấy hom, sau đó định kỳ tiến hành cắt hom.
- Tạo chồi lần đầu thích hợp vào cuối mùa khô đầu mùa mưa. Ở miền Bắc thường cắt tạo chồi từ tháng 1 ÷ 2.
Hàng năm, vào cuối mùa sinh trưởng phải cắt bỏ những chồi yếu, chỉ để lại 1÷ 2 chồi khoẻ cho phát triển tự do. Trước thời vụ giâm hom khoảng 1 tháng mới đốn chồi này để cao hơn gốc cũ 2 ÷ 3cm để tạo hom mới.
* Phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây
- Một số các loài sâu thường xuất hiện như: Sâu cuốn lá, sâu vẽ bùa. Có thể dùng một số loại thuốc như : Shecpa, Ofatox…
55 * Gây trồng vườn cây giống mới.
- Cây giống lấy hom chỉ sử dụng trong vòng 4 ÷ 5 năm. Khi hom không đạt chất lượng thì phá bỏ vườn giống cũ và thay thế vườn giống mới. Để tiến độ sản xuất được liên tục thì phải gây trồng vườn giống mới trước thời vụ giâm hom ít nhất là 6 ÷ 7 tháng.
- Tiêu chuẩn vườn nguyên liệu giống + Cung cấp được số lượng
+ Chất lượng hom đảm bảo (hom đanh ngọn, chồi ngủ, không bị nhiễm bệnh)