4.1. Bài thực hành số 3.1.1: Thực hiện nhận biết một số giống đào qua đặc điểm hình thái quả.
- Hình thức thực hiện: Cá nhân học sinh thực hiện (quan sát và ghi kết quả), 7 -10 học sinh thực hành/ 1 lượt. Giáo viên giám sát, đánh giá
- Nguồn lực cần thiết
+ Mẫu ảnh các giống đào cần nhận biết, ít nhất 5 giống.
+ Quả đào tươi các giống cần nhận biết ( nếu có), ít nhất 5 giống. + Cân điện tử
+ Thước kẻ
+ Thời gian thực hiện: 1 giờ
+ Địa điểm: tại hiện trường vườn trồng đào hoặc tại phòng học.
- Tiêu chuẩn sản phẩm: Bảng kết quả thực hành nhận biết 5 giống qua đặc điểm.
4.2. Bài thực hành số 3.2.1: Thực hiện cuốc hố trồng cây đào - Nội dung:
+ Phát dọn thực bì + Cuốc hố
- Hình thức thực hiện: Cá nhân học sinh thực hiện . 7-10 học sinh thực hành/ 1 lượt. Giáo viên giám sát, đánh giá
- Điều kiện thực hiện: Hiện trường trồng đào + Diện tích: 30 m2
+ Kích thước hố 60 x 60 x 60 cm + Thời gian thực hiện: 3 giờ + Khoảng cách: 5 x 5m
+ Địa điểm: Tại hiện trường trồng cây đào - Tiêu chuẩn sản phẩm:
+ Phát dọn thực bì: Phát đủ diện tích: 30 m 2, đúng yêu cầu kỹ thuật + Cuốc hố đúng kỹ thuật: đất mặt kéo sang 1 bên
+ Đúng kích thước hố 60 x 60 x 60 cm + Khoảng cách các hố: 5 x 5m
4.3. Bài thực hành số 3.2.2: Thực hiện công việc trồng cây đào
- Hình thức thực hiện: Cá nhân học sinh thực hiện. 7-10 học sinh thực hành/ 1 lượt. Giáo viên giám sát, đánh giá
- Điều kiện thực hiện: + Thực bì đã phát dọn trước + Số lượng: 10 cây
+ Khoảng cách 5m x 5m
+Thời gian thực hiện: 1 giờ (không kể thời gian xếp và vận chuyển cây giống)
4.4. Bài thực hành số 3.3.1: Thực hiện công việc làm cỏ, xới đất, bón phân, cho vườn trồng cây đào trồng năm thứ hai.
- Hình thức thực hiện: Cá nhân học sinh thực hiện. 7-10 học sinh thực hành/ 1 lượt. Giáo viên giám sát, đánh giá
- Điều kiện thực hiện:
+ Dụng cụ: dao phát 01 con/người; cuốc 01 chiếc/người, 3 xô/ người, xẻng 1 chiếc/ người, cân.
+ Vật tư : 20 kg phân chuồng, 0,3 kg ure, 0,5 kg đạm, 0,2 kg kali/gốc cây + Số lượng: 3 cây
+ Thời gian thực hiện: 120 phút
+ Địa điểm: tại hiện trường vườn trồng đào năm thứ hai - Yêu cầu:
+ Không có người hỗ trợ + Thực hiện đúng kỹ thuật
4.5. Bài thực hành số 3.3.2: Thực hiện công việc đốn trẻ, sửa tán cây đào ăn quả
- Hình thức thực hiện: Cá nhân học sinh thực hiện . 5-7 học sinh thực hành/ 1 lượt. Giáo viên giám sát, đánh giá
- Điều kiện thực hiện:
+ Dụng cụ: Dao sắc 01 con/người; cưa tay 01 chiếc/người, 1 chậu hoặc 1 xô/ người,
+ Vật tư : vôi tôi + Số lượng: 3 cây
+ Thời gian thực hiện: 90 phút
+ Địa điểm: tại hiện trường vườn trồng đào - Yêu cầu:
+ Không có người hỗ trợ + Thực hiện đúng kỹ thuật
4.6. Bài thực hành số 3.4.1: Thực hiện công việc sơ chế, bảo quản sản phẩm quả đào
- Hình thức thực hiện: Cá nhân học sinh thực hiện . 5-7 học sinh thực hành/ 1 lượt. Giáo viên giám sát, đánh giá
- Điều kiện thực hiện:
+ Dụng cụ: Chậu to 1 chiếc/người, rổ nhựa 2 chiếc/ người, nhiệt kế, cân. + Vật tư : Quả đào, giấy báo, nước, nước nóng, túi nilon, kho lạnh hoặc tủ bảo quản.
+ Số lượng: 6 kg/người
+ Thời gian thực hiện: 30 phút + Địa điểm: tại nơi bảo quản đào - Yêu cầu:
+ Không có người hỗ trợ + Thực hiện đúng kỹ thuật