Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở HUYỆN MỸ HÀO HƯNG YÊN (Trang 28 - 30)

Dưới sự chỉ đạo của Huyện uỷ- UBND huyên, bằng những quyết tâm và những việc làm cụ thể của các cấp, ban ngành đã sắp xếp được số lượng việc làm tương đối cao. Góp phần giảm áp lực đáng kể nhu cầu bức xúc của lao động việc làm trong huyện, tạo lập được thị trường lao động việc làm tương đối bình ổn, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn gặp những khó khăn tồn tại như sau :

Do đặc điểm và tính chất của nông nghiệp, cho nên lao động trong khối nông nghiệp còn có những hạn chế nhất định như trình độ thấp, tính thời vụ, chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo và có đào tạo trong thời gian rất ngắn, nên tay nghề chưa cao, người lao động chưa bắt nhịp được với nhịp sống công nghiệp, sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại, dẫn đến thu nhập thấp. Chúng ta chưa có trung tâm đào tạo nghề quy mô tiêu chuẩn nên số lượng lao động đào tạo chưa nhiều, chất lượng đào tạo còn chưa cao.

Số lao động được đào tạo chưa nhiều, số lao động có trình độ chuyên môn còn rất thấp (năm 2005 số lao động này chiếm 9,5% tổng số lao động trong độ tuổi) vì thế gây khó khăn trong vấn đề tạo việc làm cho người lao động. Số lao động được giải quyết việc làm của huyện thấp hơn số lao động có nhu cầu cần được giải quyết việc làm. Số lao động ở nông thôn còn chiếm tỷ lệ khá cao.

Các ngành nghề ở địa phương chưa được đầu tư chiều sâu, quy trình công nghệ không được đổi mới, sự áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất còn hạn chế, chưa phục vụ tốt cho người lao động trong công việc.

Công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, công ty TNHH, công ty cổ phần còn lỏng lẻo dẫn đến việc đào tạo và tuyển dụng còn bị động, chưa có kể hoạch kết hợp giữa đào tạo và tuyển dụng. Ngoài ra người lao động chưa được đảm bảo quyền lợi tối đa như việc đảm bảo chế độ BHXH, người thất nghiệp chưa được quan tâm nhiều.

Việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế mặc dù có sự tiến chuyển mạnh nhưng vẫn chưa kéo theo được sự dịch chuyển cơ cấu lao động nhiều. Vấn đề đào tạo nghề cho người lao động mới chỉ là trên phương diện số lượng mà chưa gắn với nhu cầu về lao động của các ngành nghề, các thành phần kinh tế.

Ngân sách cho vấn đề tạo việc làm cho người lao động mặc dù có tăng trong thời gian vừa qua nhưng vẫn chưa đủ để giải quyết được việc làm cho

nhiều lao động trong huyện. Ngoài ra các cán bộ làm công tác quản lý và tạo việc làm cho người lao động chưa được coi trọng cả về số lượng và chất lượng.

Cơ sở hạ tầng trong huyện Mỹ Hào có chất lượng chưa cao. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trọng đời sống và sản xuất tuy đã được chú trọng nhưng vẫn còn lạc hậu. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong tiểu thủ công nghiệp vẫn dùng lao động chân tay là chủ yếu, vì vậy mà người lao động làm việc vất vả mà năng suất lại không cao.

Người lao động trong huyện vẫn còn tự tìm việc làm cho mình là chủ yếu, không thông qua những trung tâm tư vấn việc làm, không trông chờ vào Nhà nước. Phương hướng hàng năm của các cấp ngành về vấn đề giải quyết việc làm chưa được đề cập đúng vị trí. Mặt khác do quá trình điều tra lao động mà số lượng lao động có tính sai lệch dẫn đến việc ra quyết định sai về vấn đề tạo việc làm cho người lao động.

Chính vì thế mà trong thời gian gần đây chúng ta cần phải có phương hướng tạo việc làm cho người lao động phù hợp hơn, giải quyết việc làm cho người lao động trong huyện, đặc biệt là lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở HUYỆN MỸ HÀO HƯNG YÊN (Trang 28 - 30)