I ong so Việt nam Nước ngoà
KẾT LUẬN, ĐỂ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ.
4.1. KẾT LUẬN:
Qua quá trình nghiên cứu tổng quan về các quy định quản lý các nhóm thuốc độc, nghiện, hướng tâm thần và khảo sát các thuốc độc, nghiện, hướng tâm thần đăng ký lưu hành tại Việt nam, chúng tôi có một số kết luận sau:
4.1.1. THUỐC ĐỘC:
Tổnơ số hoạt chất đãng ký sản xuất, lưu hành tại Việt nam là 203 với 805 thành phẩm, khoảng 45% Danh mục thuốc độc do Bộ y tế ban hành.
Nguyên liệu: Trong nước chưa có mặt hàng nào, chúng ta phải nhập hoàn toàn của nước ngoài. Có 4 hoạt chất được nhập khẩu nguyên liệu với 9 SDK là Dexamethasone, Prednisolone, Rifampicine, Salbutamol.
Thành phẩm:
Thuốc nước nsoài: 197 hoạt chất với 606 thành phẩm. Các hoạt chất có nhiều thành phẩm nhất được lull hành ở Việt nam là Acyclovir, Carbamazepin, Rifampicin, Triamcinolon, Metoprolol, Insulin, Salbutamol.
Thuốc trong nước: 26 hoạt chất với 199 thành phẩm. Trong đó chiếm đa số là thành phẩm của các hoạt chất: Dexamethasone, Prednisolone, Rifampicin, Salbutamol. Đây cũng chính là những hoạt chất được nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ nước ngoài.
Cơ cấu tên thuốc:
Các thuốc nước ngoài có tỷ lệ tên gốc/ tên biệt dược nhỏ hơn so với thuốc trong nước. Điều này đã sây khó khăn cho người sử dụng, nhất là khi thị hiếu dùng thuốc ngoại đang còn phổ biến ở nước tạ.
C ơ cấu dạng bào chế:
Thuốc lưu hành trong nước đã có đầy đủ các dạng bào chế cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Cơ cấu dạng bào chế phong phú, đáp ứng được các nhu cầu thuốc điều trị trong nước: dạng viên (nén, nang, bao phim, bao đường, viên tác dụng kéo dài...), dạng thuốc mắt (dung dịch nhỏ mắt, hỗn dịch nhỏ mắt, mỡ tra mắt...), dạng tiêm truyền (dung dịch tiêm, truyền, hỗn dịch tiêm, '** bột pha tiêm, bột pha dịch truyền...). Ngoài ra còn có các dạng thuốc khác
như: phun mù, khí dung, xông hít, hệ điều trị qua da...
Dạng bào chế thuốc viên chiếm ưu thế, dạng tiêm truyền đứng ở vị trí thứ hai với 233 thành phẩm.
Thuốc nhập ngoại có dạng bào chế phong phú, phù hợp với nhiều lứa tuổi: dạng dung dịch uống, siro cho trẻ em, dạng viên tác dụng kéo dài, phun mù, khí dung, xông hít...
Thuốc trong nước dạng bào chế đơn giản, nghèo nàn hơn, chủ yếu là các dạng thuốc viên.Việt nam chưa sản xuất được dạng: hệ điều trị qua da. Các dạng thuốc cốm, dung dịch uống, hỗn dịch uống đã sản xuất được song chưa đáng kể.
Cơ cấu nhóm tác dụng dược lý:
Nhóm thuốc chủ yếu là chống viêm, ngoài ra các thuốc chống ung thư, thuốc tim mạch, thuốc tác dụng trên hệ thần kinh cũns; chiếm tỷ trọng không nhỏ. Trong danh mục cũng có những thuốc trị HIV, đái tháo đường là những bệnh tuy mới xuất hiện nhưng đã và đang có chiều hướng tăng nhanh. Điểu đó phù hợp với mô hình bệnh tật ở nước ta trong những năm gần đây.
Cơ cấu nguồn hàng nhập :
>
Thuốc nhập nsoại chủ yếu từ các nước Pháp, Ân độ... , các nước khác chỉ giữ ở vị trí khiêm tốn.
Nguyên liệu nhập còn ít, có thể là do nước ta chưa sản xuất được thành phẩm của các hoạt chất đó nên chưa có nhu cầu nhập khẩu.
4.1.2. THUỐC GÂY NGHIỆN:
Thuốc gây nghiện đăng ký sản xuất, lưu,hành ở Việt nam là 6 hoạt chất trên tổng số 43 hoạt chất trong Danh mục thuốc gây nghiện do Bộ y tế ban hành.
Nguyên liệu:
Chỉ có 2 SDK của hoạt chất Codein, trong đó trong nước sản xuất được 1 và nhập khẩu 1 từ Hungari.
Thành phẩm:
Tổng số 39 thành phẩm, trong đó có 6 thành phẩm dạng đơn chất và 33 thành phẩm dạng phối hợp.
Thành phần cơ cấu:
Thuốc nước ngoài: 6 hoạt chất với 5 thành phẩm dạng đơn chất và 8 thành phẩm dạng phối hợp.
Thuốc trons nước: 1 hoạt chất (Codein) với 1 thành phẩm dạng đơn chất và 25 thành phẩm dạng phối họp.
Dans bào chế chủ yếu là viên, các dạng khác không đáng kể.
Các thành phẩm có tác dụng chủ yếu trong bệnh viêm đường hô hấp trên-căn bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất ở Việt nam hiện nay.
4.1.3. THUỐC HƯỚNG TÂM THAN.
Tổng số gồm 14 hoạt chất trên 54 hoại chất trong Danh mục.
Nguyên liệu:
Trong danh mục chưa có SDK của hoạt chất nào.
Thành phẩm:
Tổng số có 68 thành phẩm, tron? đó có 39 thành phẩm dạng đơn chất, 29 thành phẩm dạng phối hợp. Phần lớn các hoạt chất thuộc nhóm benzodiazepin.
Thành phần cơ cấu:
Thuốc nước ngoài: 14 hoạt chất với 23 thành phẩm đơn chất và 2 thành phẩm phối hợp.
Thuốc trong nước: 3 hoạt chất với 16 thành phẩm đơn chất và 27 thành phẩm phối hợp.
Các thành phẩm chủ yếu là của hoạt chất Phenobarbital.
Thuốc chứa tiền chất hướng thần chiếm tỷ lệ nhỏ, trong đó chủ yếu chứa Pseudo ephedrin với tác dụng an thần nhẹ, trị ho, viêm đường hô hấp trên.
4.2. KIẾN NGHỊ:
- Hiện nay, các xí nghiệp trong nước chưa sản xuất được đủ các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu phòng, chữa bệnh của nhân dân nên việc nhập ns;oại thuốc và nguyên liệu làm thuốc là cần thiết.
- Các hoạt chất có nhập khẩu nguyên liệu cũng chính là những hoạt chất có số lượng thành phẩm trong nước lớn với nhiều dạng bào chế. Vì vậy, Bộ y tế cần có những chính sách và chế độ khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu phuc vụ sản xuất, hạn chế nhập thành phẩm, đặc biệt những hoạt chất trong nước đã tự sản xuất được thành phẩm và những thành phẩm có cùns dạnỉĩ bào chế, chất lượng không hơn hàng trons nước nhưng ơiá cả xấp xỉ hàng trong nước.
- Một số hoạt chất như: Dexamethasone, Rifampicin, Prednisolone trong nước đã tự sản xuất được nhiều mặt hàng với dạng bào chế phong phú trong khi chúng ta vẫn tiếp tục nhập khẩu với số lượng không nhỏ. Theo chúng tôi, chúng ta nên giảm bớt khối lượng nhập khẩu thành phẩm và tăng nhập khẩu nguyên liệu của hai hoạt chất này để khuyến khích phát triển sản xuất trong nước.
- Thuốc gây nghiện trong nước chỉ sản xuất được các thành phẩm chứa Codein, thuốc hướng tâm thần có Phenobarbital, thuốc chứa tiền chất hướng thần có Pseudo ephedrin nhưng neuyên liệu nhập khẩu không có trong danh mục thuốc đăng ký sản xuất, lưu hành tại Việt nam. Bộ y tế nên khuyến khích
nhập thêm nguyên liệu của các hoạt chất này .để phục vụ cho sản xuất trong nước được tốt hơn.
- Thuốc hướng tâm thần và thuốc gây nghiện đăng ký sản xuất, lưu hành ở Việt nam khỗng nhiều. Với số lượng khiêm tốn như vậy, liệu chúng có
đủ đáp ứng cho nhu cầu thuốc điều trị trong nước hay không? Vấn đề này Bộ y tế và các cơ quan có liên quan cần xem xét và tăng thêm số lượng thuốc nhập khẩu, sản xuất (nếu cần) để phục vụ người bệnh tốt hơn.