Chiến lược phát triển lĩnh vực di truyền và chọn giống ở Việt Nam

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KĨ THUẬT HẠT NHÂN TRONG CHỌN TẠO GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO (Trang 44)

Các kết quả trình bày ở trên chứng tỏ phương pháp chọn tạo giống đột biến nhờ kĩ thuật hạt nhân là rất hiệu qủa:

- Tạo được nhiều đột biến giá trị trong nghiên cứu lý thuyết di truyền và lập bản đồ gene ở cây trồng:

- Tạo được nhiều vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo giống:

+ Chọn lọc trực tiếp để thành giống mới

+ Lai tạo giữa các đột biến giữa các giống ban đầu hay giữa các đột biến với nhau để tạo nên giống mới.

Dễ sử dụng, giá thành thấp so với các phương pháp chọn tạo giống hiện đại khác.

Vì vậy chiến lược xây dựng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu di truyền và chọn giống đột biến nhờ sử dụng kĩ thuật hạt nhân ở nước ta theo chúng tôi phải như sau:

- Nhà nước cần xây dựng và thực hiện chương trình dài hạn từ nay đến 2015 và tầm nhìn 2030 về ứng dụng kĩ thuật hạt nhân trong nông nghiệp trong đó có lĩnh vực gây đột biến thực nghiệm ở cây trồng. Hàng năm có những đề tài trọng điểm cấp nhà nước tập chung vào các cây trồng chủ lực như lúa, ngô, đậu tương, café, chè, rau hoa..

- Nhà nước cần nhanh chóng đầu tư một hệ thống cơ sở vật chất gồm nhà xưởng, máy móc như máy chiếu xạ, hoặc xây dựng một trường Gamma là tốt nhất vì có thể chiếu xạ nhiều loại cây trồng cùng một lúc, ở nhiều giai đoạn khác nhau của chu trình phát triển cá thể hạt phấn, hợp tử, tiền phôi, hạt chín sinh lí, cây đang sinh trưởng và phát triển… Do đó sẽ tạo ra được nhiều vật liệu khởi đầu trên nhiều vật liệu khác nhau cùng một lúc để phục vụ công tác nghiên cứu di truyền và chọn tạo giống cây trồng ở nước ta.

Cần tập chung đào tạo nguồn lực cán bộ kĩ thuật về xử lí chiếu xạ, vận hành các máy móc thiết bị ở trường Gamma field, cán bộ nghiên cứu về di truyền chọn tạo giống …. để đủ sức đưa hướng nghiên cứ ứng dụng hạt nhân trong nông nghiệp ngang tầm với các nước tiên tiến ở khu vực và thế giới

Nhà nước cần có những chính sách thu hút nguồn lực trong và ngoài nước, các doanh nghiệp trực tiếp vào một số khâu trong quá trình nghiên cứu chọn tạo giống nhờ kĩ thuật hạt nhân như chính sách lương bổng với các nhà nghiên cứu, chính sách đất đai thuế với các doanh ngiệp đầu tư vào việc triển khai các kết qủa nghiên cứu của lĩnh vực ứng dụng kĩ thuật hạt nhân trong nông nghiệp.

Cần kết hợp chặt chẽ giữu phương pháp gây đột biến truyền thống với các kĩ thuật của CNSH như nuôi cấy mô tế bào, kĩ thuật marker phân tử, kĩ thuật tách và chuyển gene để nâng cao hơn nữa hiệu qủa của kĩ thuật hạt nhân trong nghiên cứu di truyền và chọn giống cây trồng ở

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KĨ THUẬT HẠT NHÂN TRONG CHỌN TẠO GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO (Trang 44)