bạo lực để xâm lược và thống trị thuộc địa, đàn áp dã man các phong trào yêu nước. Vì thế con đường để giành và giữ độc lập dân tộc chỉ có thể bằng con đường bạo lực cách mạng.
- Nội dung:
+ Hình thức của bạo lực cách mạng: đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Tuỳ từng tình hình cụ thể mà có hình thức đấu tranh thích hợp.
+ Tính nhân đạo: Xuất phát từ tình yêu thương con người, quý trọng sinh mạng con người, Người luôn tranh thủ khả năng giành và giữ chính quyền ít đổ máu. Người tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang, tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình, chủ động đàm phán, thương lượng, chấp nhận những nhượng bộ có nguyên tắc.
=> Tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo hoà bình thống nhất biện chứng với nhau trong tư tưởng Hồ Chí Minh
+ Phương châm chiến lược đánh lâu dài và tự lực cánh sinh trong cách mạng giải phóng dân tộc:
* Trước kẻ thù lớn mạnh, Người chủ trương sử dụng phương châm chiến lược đánh lâu dài.
* Độc lập tự chủ, tự cường kết hợp với tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế là một quan điểm nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Kháng chiến trường dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, nhưng không được ỷ lại, ngồi mong chờ người khác kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
2,0 2 Sự vận dụng của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
mọi âm mưu phá hoại thành quả cách mạng của kẻ thù..
- Tận dụng mọi khả năng hòa bình để phát triển đất nước…
+ Toàn cầu hoá và khu vực hoá là một trong những xu thế lớn, vừa đem lại cơ hội, vừa mang tính thách thức đối với mọi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam…
+ Nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao...
+ Những thách thức, trong đó được nảy sinh từ 4 nguy cơ đã được Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đại hội của Đảng lần thứ VII (1991)…
=> Trong bối cảnh thế giới và trong nước hiện nay có những biến động, thay đổi rất lớn, có những đặc điểm, xu thế khác với thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta vẫn sử dụng các hình thức đấu tranh cho phù hợp điều kiện hoàn cảnh hiện nay, đặc biệt vẫn kết hợp chặt chẽ giữa tư tưởng bạo lực cách mạng với tư tưởng hòa bình…
Câu 19 (6Đ): Hồ Chí Minh đã quan niệm như thế nào về vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam? Từ đó hãy làm rõ câu nói của Người: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Biểu
điểm Ý Nội dung
3,0 a Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam:
- Hồ Chí Minh cho rằng: một trong những nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là không có sự đoàn kết trong đấu tranh chống Pháp và tay sai. Muốn đưa cách mạng đến thành công phải thực hiện đại đoàn kết để tạo thành lực lượng cách mạng có sức mạnh to lớn, đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới.
- Hồ Chí Minh kết luận: muốn được giải phóng, các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng đấu tranh cách mạng, bằng cách mạng vô sản.
- Trong từng kỳ, giai đoạn, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với từng đối tượng, nhưng đại đoàn kết dân tộc là vấn đề sống còn của cách mạng.
đoàn kết quốc tế:
+ "Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công".
+ "Đoàn kết là điểm mẹ; điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt".
+ "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công" - Yêu cầu đối với cán bộ, dảng viên, đối với Đảng và Nhà nước:
+ Phải lấy dân làm gốc.
+ Đảng và Nhà nước phải có chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với các giai cấp, tầng lớp, trên cơ sở lấy lợi ích chung của Tổ quốc và những quyền lợi cơ bản của nhân dân làm nền tảng cho sự đoàn kết.
3,0 b Hồ Chí Minh cho rằng: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
- Giải thích câu nói: Nhân dân có vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp cách
mạng, nếu biết phát huy sức mạnh của nhân dân thì cách mạng sẽ thành công, ngược lại sẽ thất bại…
- Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
+ Quan niệm của Hồ Chí Minh về "dân": Là "mọi con dân nước Việt", "con Rồng cháu Tiên", không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, người tín ngưỡng và người không tín ngưỡng, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu nghèo.
+ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân.
+ Nhân dân là lực lượng cách mạng quan trọng. Nếu không có lực lượng cách mạng thì thực hiện bất cứ việc gì cũng không thành công. Muốn tạo được sức mạnh của quần chúng nhân dân phải đoàn kết nhân dân thành một lực lượng cách to lớn, như vậy làm cách mạng mới thành công (dẫn chứng).
- Liên hệ thực tế…
Câu 20 (6Đ): Phân tích quan điểm: “Từ đại đoàn kết dân tộc phải đi đến đại đoàn kết quốc tế; đại đoàn kết dân tộc đúng đắn là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế trong sáng” của Hồ Chí Minh. ” Đảng và Nhà nước đã vận dụng quan điểm này như thế nào trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay?
Biểu điểm
0,5 1,5 1,5 0,5 1 a b
Quan điểm: “Từ đại đoàn kết dân tộc phải đi đến đại đoàn kết quốc tế; đại đoàn kết dân tộc đúng đắn là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế trong sáng” của Hồ Chí Minh.
Giải thích quan niệm trên: Giữa đại đoàn kết dân tộc với đại đoàn kết có mối
quan hệ biện chứng với nhau, đai đoàn kết dân tộc đúng đắn là cơ sở, tiền đề của đại đoàn kết quốc tế; đại đoàn kết quốc tế vừa là mục tiêu, vừa là động lực của