Tổng quan về truyền hình số qua vệ tinh

Một phần của tài liệu Tổng quan về thông tin vệ tinh (Trang 48)

2. Biểu thức hiệu suất

3.1.Tổng quan về truyền hình số qua vệ tinh

Truyền hình số qua vệ tinh phát triển vào năm 1995 nhưng vào thời điểm đó chỉ chiếm một thị phần nhỏ. Đến cuối năm 1998 chỉ có 0.3% hộ gia đình thu tín hiệu truyền hình số vệ tinh DTH. Đến nay số hộ gia đình sử dụng truyền hình số qua vệ tinh đã phát triển tại hầu hết các nước trên thế giới. Chỉ tính đến cuối năm 2004 riêng khu vực Châu Á đã có trên 25 triệu hộ gia đình sử dụng truyền hình số qua vệ tinh.

Dịch vụ DTH sử dụng công nghệ truyền dẫn số nên đảm bảo chất lượng tín hiệu hình ảnh cũng như âm thanh, có thể truyền dẫn được nhiều chương trình truyền hay một chương trình truyền hình có độ phân giải cao HDTV (HDTV-High Definition Television) và độ phân giải tiêu chuẩn (SDTV- Standard Definition Television) trên một bộ phát đáp, hệ thống âm thanh Stereo hay âm thanh lập thể AC-3. Ngoài ra hệ thống truyền hình số còn tương thích với nhiều loại dịch vụ khác như truyền dữ liệu, internet, truyền hình tương tác …

Hình 3.1: Tình hình phát triển DTH tại khu vực châu Á

Do đặc điểm phân bố địa hình và dân cư trên lãnh thổ Việt Nam, nhiều đồi núi, mật độ dân cư phân bố không đồng đều, nên việc lựa chọn phươngthức truyền dẫn tín hiệu truyền hình qua vệ tinh để phủ sóng toàn quốc là có hiệu quả cao nhất. Truyền hình Việt Nam bắt đầu sử dụng công nghệ truyền hình số qua vệ tinh từ tháng 4-1998 với chương trình VTV3 phát trên bang tần Ku qua vệ tinh Thaicom 2. Đến nay, toàn bộ các chương trình của truyền hình Việt Nam đã sử dụng công nghệ truyền dẫn tín hiệu truyền hình số qua vệ tinh.

Việc chuyển đổi sang phát truyền hình số qua vệ tinh sẽ tạo ra nhiều dịch vụ mới kết hợp với việc truyền dẫn tín hiệu truyền hình qua vệ tinh trong tương lai như:

•Truyền hình trực tiếp từ vệ tinh tới các hộ gia đình (DTH): Cung cấp các kênh truyền hình mà người xem có thể thu trực tiếp chương trình truyền hình từ vệ tinh bằng anten thu có đường kính từ 60cm đến 90cm.

Hình 3.2: Một số ứng dụng của truyền hình số qua vệ tinh

• Truyền dẫn tín hiệu đến các trạm phát lại mặt đất: Phương thức này đang được áp dụng hiệu quả tại Đài THVN để đưa tín hiệu các chương trình VTV1, VTV2, VTV3, VTV5 đến khoảng hơn 100 trạm phát lại mặt đất của THVN tại các tỉnh thành phố và hàng ngàn máy phát lại công suất nhỏ khác tại các huyện, xã trong cả nước.

• Truyền hình độ phân giải cao (HDTV): Cung cấp các kênh truyền hình có độ phân giải cao HDTV trên độ rộng băng tần của 1 bộ phát đáp mà hệ thống tương tự không thể thực hiện được.

• Truyền dẫn tín hiệu truyền hình lưu động (SNG): Truyền tin nhanh từ hiện trường về studio, truyền hình trực tiếp các chương trình ca nhạc, thể thao, các sự kiện chính trị, văn hóa,…

• Internet: Cung cấp đường truyền số liệu tốc độ cao từ nhà cung cấp dịch vụ đến các thuê bao dịch vụ ….

• Cung cấp dịch vụ truyền hình đến các tòa nhà lớn, khu chung cư(SMATV-Satellite Master Antenna Television).

• Cung cấp tín hiệu truyền hình đến các đầu cuối dịch vụ truyền hình cáp (CATV-Cable Television) để đưa đến các thuê bao truyền hình cáp.

Khác với các phương pháp truyền dẫn khác như truyền hình mặ đất hay truyền hình cáp, phương pháp truyền dẫn tín hiệu qua vệ tinh cũng có nhưng đặc điểm riêng phụ thuộc vào mục đích truyền dẫn tín hiệu qua vệ tinh.

Do đặc điểm của truyền dẫn tín hiệu qua vệ tinh có đặc điểm là truyền dẫn trong tầm nhìn thẳng, hệ số định hướng của anten lớn, tín hiệu ít bị ảnh hưởng của phản xạ nhiều đường. Tuy nhiên do công suất trên vệ tinh là hữu hạn, đồng thời cự ly thông tin lớn, suy giảm đường truyền lớn, dễ bị ảnh hưởng của mưa nhất là băng tần Ku vì vậy tỷ số C/N của đường truyền không cao so với các phương pháp truyền dẫn khác, ví dụ như truyền hình cáp hay truyền hình số mặt đất. Chính vì những lý do đó mà hiệu suất sử dụng băng thông không cao so với các phương pháp truyền dẫn khác.

Một phần của tài liệu Tổng quan về thông tin vệ tinh (Trang 48)