Tín dụng dành cho người đặt hàng và Hiệp định khung tài trợ nhập khẩu:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH I (Trang 38 - 40)

III. Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Sở giao dịc hI 1 Kết quả hoạt động:

2.3. Tín dụng dành cho người đặt hàng và Hiệp định khung tài trợ nhập khẩu:

2.3. Tín dụng dành cho người đặt hàng và Hiệp định khung tài trợ nhập khẩu: khẩu:

Trong chương trình tín dụng xuất khẩu của các nước xuất khẩu có chương trình hỗ trợ gián tiếp cho các nhà nhập khẩu nước ngoài có đủ điều kiện nhập khẩu máy móc, thiết bị thông qua các kênh tín dụng của các nước nhập khẩu. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một đầu mối tiếp nhận kênh tín dụng này.

Lợi ích đối với nhà nhập khẩu: -

Thứ nhất, hình thức này có sự tham gia của các công ty bảo hiểm tín dụng nên các doanh nghiệp có thể yên tâm về chất lượng cũng như trình độ hiện đại của thiết bị như quy định trong hợp đồng

Nhà xuất khẩu có thể lựa chọn lãi suất áp dụng cố định hay thả nổi và có quyền chuyển đổi từ lãi suất cố định sang thả nổi (hoặc ngược lại) để tránh rủi ro. Lãi suất cố định mà ngân hàng áp dụng thường thấp hơn lãi suất trần do Ngân hàng Nhà nước quy định và thấp hơn lãi suất bình quân trên thị trường Liên Ngân hàng.

Lãi suất thả nổi: Định kỳ 06 tháng/ lần, Ngân hàng nước ngoài sẽ thông báo mức lãi suất được áp dụng cho 06 tháng tiếp theo cho số dư còn lại của khoản vay.

Lãi suất thả nổi được tính trên cơ sở chào giá Liên Ngân hàng tại thị trường đã được quy định theo thông lệ quốc tế (ví dụ Libor cho đồng $, Fibor cho đồng DEM cộng với lãi lề cố định)

Lãi suất cố định: Được ấn định ngay từ đầu và không thay đổi trong suốt thời gian khoản vay. Mức lãi suất này do OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) xác định hàng tháng và được áp dụng từ ngày 14 của tháng thông báo đến ngày 15 tháng sau cho những đơn xin tài trợ được chấp nhận trong thời gian đó.

Nhược điểm của loại hình tài trợ này -

Thứ nhất, đây là nguồn tài trợ của phía nước ngoài nên các khách hàng xin vay ngoài việc phải thoả mãn các điều kiện của một hợp đồng tín dụng thông thường còn phải thoả mãn các điều kiện của nhà tài trợ:

+ Giá trị máy móc lớn hơn 150.000 USD.

+ Có Hợp đồng nhập khẩu với nhà nhập khẩu có đủ tư cách pháp nhân hoạt động trên đất nước xuất khẩu và tài trợ.

+ Trong hợp đồng nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu phải có ít nhất 60% hàng hoá được sản xuất ở nước xuất khẩu và tài trợ.

-

Mặc dù có những ưu đãi và linh động đối với khách hàng trong việc lựa chọn lãi suất, tuy nhiên do thời hạn vay và trả nợ dài nên những biến động lãi suất trên thi trường quốc tế, biến động về tỷ giá là rủi ro lớn tác động đến nhà nhập khẩu.

-

Ngoài việc trả lãi và nợ gốc, nhà nhập khẩu phải trả thêm các khoản sau;

+ Phí bảo hiểm tín dụng (tính trên giá trị khoản vay) khoảng 6 – 6,5% được trả một lần hoặc trả suốt thời gian vay

+ Phí quản lý: khoản phí được tính theo tỷ lệ % trên giá trị hợp đồng vay vốn, được thanh toán trước khi giải ngân.

Phí cam kết: là khoản phí được tính theo tỷ lệ % tính trên số tiền chưa được rút vốn của hợp đồng nhập khẩu riêng lẻ.

Tín dụng dành cho người đặt hàng và Hiệp định khung là loại hình tài trợ nhập khẩu, ra đời sớm mhất và riêng có của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 1998 trở lại đây, do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là những căng thẳng của nhu cầu ngoại tệ, tâm lý lo sợ tỷ giá tăng cao nên việc tài trợ xuất nhập khẩu qua hiệp định khung không còn hấp dẫn khách hàng như trước nữa. Vì vậy, doanh số phát hành bảo lãnh vay vốn nước ngoài trong 03 năm gần đây đều bằng 0.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH I (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w