Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

Một phần của tài liệu Bài soạn giáo án Địa lý 12-Ban CB năm 2010-2011 (Trang 31 - 33)

III. Phương pháp: Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp Giải thich – Minh hoạ.

2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

I. Mục tiêu

Qua bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta : mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường (nước, đất, không khí).

- Biết được một số thiên tai chủ yếu và các biện pháp phòng chống.

- Hiểu được nội dung, chiến lược Quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

2. Kỹ năng

- Tìm hiểu, quan sát thực tế, thu thập tài liệu về môi trường. - Viết báo cáo.

II. Chuẩn bị hoạt động

GV: Chuẩn bị một số đồ dung dạy học như: tranh, ảnh về tình trạng suy thoái tài nguyên, phá hủy cân bằng sinh thái, cảnh quan thiên nhiên và ô nhiễm môi trường…

III. Tiến trình hoạt động

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

Đánh giá hiện trạng về tài nguyên rừng và đa dạng sinh học nước ta. Nêu và phân tích nguyên nhân làm suy giảm rừng và đa dạng sinh học ở nước ta. Các biện pháp để bảo vệ rừng và đa dạng sinh học là gì?.

2. Vào bài mới

“ Tài nguyên, môi trường nước ta đang bị suy giảm, việc suy giảm về tài nguyên và môi trường sẽ dẫn đến những hậu quả gì?. Hôm nay mời các em làm rõ các vấn đề trên”

3. Tiến trình hoạt động bài mới

Tg Hoạt động của GV & HS Kết quả hoạt động

5’ * Hoạt động 1

- GV: Trình bày hai vấn đề môi trường hiện nay của nước ta. Rồi thông qua hình, ảnh. GV tiến hành cho HS phân tích nguyên nhân dẫn đến những

1. Bảo vệ môi trường

Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là:

- Mất cân bằng về môi trường sinh thái, biểu hiện: lũ lụt, hạn hán…

- Tình trạng ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm nguồn nước, không khí….

=> Nguyên nhân: Do phá rừng bừa bãi với quy mô lớn, nước, rác thải công nghiệp thải ra môi trường, dùng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp…

2. Một số thiên tai chủ yếu và biện phápphòng chống phòng chống

25’

vấn đề về mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường , sau đó cho HS thảo luận nhanh về các biện pháp cho các vấn đề trên.

* Hoạt động 2

- GV: Cho lớp phó học tập nêu tên các thiên tai của nước ta. - GV: Tiến hành kết hợp phương pháp thảo luận nhanh với phương pháp đàm thoại và phương pháp giải thích minh họa để cho HS tiến hành các hoạt động nhận thức. Nội dung các vấn đề cần nhận thức là: + Biểu hiện cụ thể của các thiên tai: Thời gian, địa điểm tác động.

+ Nguyên nhân

+ Hậu quả của các vấn đề thiên tai.

+ Biện pháp khắc phục và giải quyết.

=> Chú ý, trong quá trình hoạt động, giáo viên cần có những định hướng cụ thể cho từng nhóm học sinh (nhóm nhỏ). - HS: Tiến hành hoạt động: + Đọc nhanh các vấn đề thiên tai.

+ Trao đổi với nhau để thống nhất nội dung cần thảo luận. + Ghi chép, hoặc gạch trong sách những kiến thức cơ bản

a. Bão

* Hoạt động bão của Việt Nam:

- Nhìn chung trên toàn quốc, bão nước ta bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, tuy nhiên tùy theo năm, bão có thể đến đến sớm và kết thúc muộn hơn.

- Trung bình mỗi năm có 3 -4 cơn bão đổ bộ vào lãnh thổ nước ta, năm nhiều là 8 -10 cơn bão. Tuy nhiên tần suất và thời gian tác động vào lãnh thổ nước ta không giống nhau.

* Hậu quả:

- Gây lật úp thuyền, tàu, bè trên vùng biển.

- Gây ngập mặn vùng ven biển, bão kết hợp với mưa to gây ngập lụt trên diện rộng và tàn phá nhà cửa, cơ sở vật chất, hạ tầng ở đồng bằng.

- Gây nên tình trạng lũ quét ở miền núi. * Biện pháp phòng chống:

- Cần dự báo chính xác về cường độ, hướng di chuyển của bão.

- Thông báo cho tàu thuyền cập bờ hoặc tìm nơi trú ẩn kịp thời.

- Sơ tán dân cư khỏi vùng nguy hiểm.

- Kết hợp với phòng chống lũ ở miền núi, ngập lụt ở đồng bằng.

b. Ngập lụt

* Hiện trạng:

- Đồng bằng sông Hồng là vùng có tình trạng ngập lụt nghiêm trọng nhất, do: Đây là vũng trụng, thấp, có nhiều đê song, biển, và mật độ bê tông hóa cao.

- Đồng bằng sông Cửu Long, ngập lụt do mưa lớn và triều cường kết hợp.

- Vùng ĐBDH miền Trung cũng bị ngập lụt nghiêm trọng vào tháng IX – X, do nước lũ tràn về lên nhanh, nước biển dâng cao, lại có nhiều vũng trũng .

* Hậu quả: Gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất hè thu ở ĐBSH và ĐBSCL.

* Biện pháp phòng chống:

- Cần đắp đê sông, xây dựng các công trình tiêu nước và ngăn chặn triều cường.

c. Lũ quét

* Xảy ra ở trung du, miền núi nước ta, do: - Địa hình có độ dốc lớn.

- Mất lớp phủ thực vật.

- Lượng mưa lớn trong vài giờ. * Thời điểm:

5’

liên quan đến định hướng của GV.

- HS: Mỗi nhóm trình bày một vấn đề thiên tai, việc trình bày dưới dạng diễn thuyết một vấn đề, dựa trên cấu trúc đề cương đã định hướng. - GV: TIếp nhận trình tự các vấn đề, bổ sung, điều chỉnh và kết luận cơ bản về các vấn đề theo cấu trúc các mục. - GV: Hướng dẫn HS kẻ bảng tóm tắt kiến thức, trình tự các cột như sau:

Thiên tai => thới gian và phạm vi tác động => Hậu quả tác động => các biện pháp phòng chống thiên tai * Hoạt động 3 - GV: Dùng phương pháp tổ chức hoạt động độc lập cho HS nhận thức bài học như sau: + Vì sao cần có các biện pháp có tính chiến lược có tính quốc

Một phần của tài liệu Bài soạn giáo án Địa lý 12-Ban CB năm 2010-2011 (Trang 31 - 33)