KHÁI QUÁT HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Que Hàn Điện Việt Đức (Trang 41 - 42)

THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUE HÀN ĐIỆN VIỆT ĐỨC

Với đặc điểm sản xuất kinh doanh, để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh thì nguyên vật liệu cần phải được trải qua quá trình xử lý của cả ba phân xưởng của Công ty. Muốn hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tốt, việc đầu tiên Công ty cần quan tâm đến đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành một cách phù hợp.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để Kế toán tổ chức công tác ghi chép ban đầu, để có thể mở sổ chi tiêt, tập hợp chi phí sản xuất ( chi tiết theo từng đối tượng ) giúp cho công tác quản lý chi phí được tốt và phục vụ công tác tính giá thành. Vì vậy, để phù hợp đặc điểm sản xuât, Công ty không tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng mà tổng hợp chung cho toàn bộ phân xưởng tại Công ty trong một kỳ kế toán. Chi phí sản xuất của công ty được tập hợp theo

phương pháp Kê khai thường xuyên, theo ba khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621 ), chi phí nhân công trực tiếp ( TK 622 ) và Chi phí sản xuất chung ( TK 627 ). Cuối quý, toàn bộ Chi phí sản xuất của Công ty được tập hợp (TK 154 ). Việc tập hợp chi phí theo ba khoản mục chi phí có tác dụng phục vụ nhu cầu quản lý Chi phí sản xuất theo định mức.

Bên cạnh đó, việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm gắn liền với cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ, nó còn phục vụ cho mục đích kiểm tra và đánh giá hiệu quả sản xuất của Doanh nghiệp, phân phối chi phí và nhằm xác định kết quả kinh doanh. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty có độ phức tạp cao và có sự gián đoạn về mặt kỹ thuật, nhưng sản phẩm cuối cùng là sản phẩm hoàn chỉnh nên đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn chỉnh.

Kỳ tính giá thành sản phẩm Công ty được áp dụng theo Quý. Cuối quý, Kế toán lập các Bảng phân bổ số 1, số 2 và số 3. Căn cứ vào các Bảng phân bổ đó, Kế toán tổng hợp vào Nhật ký chứng từ số 7 và Sổ cái TK 621, TK 622, TK 627, TK 154.

Đồng thời, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang của Doanh nghiệp. Từ đó, tập hợp được chi phí sản xuất thực tế của Công ty.

Do đặc điểm sản xuất, loại hình sản xuất của Công ty, Kế toán tính giá thành sản phẩm theo phương pháp Tỷ lệ giữa Chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch. Qua đó, từ Tỷ lệ Chi phí, ta có thể tính được giá thành đơn vị và tổng giá thành thực tế sản phẩm từng loại.

Như vậy, quy trình hạch toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty được thực hiện tương đối theo đúng trình tự quy định.

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Que Hàn Điện Việt Đức (Trang 41 - 42)