xã hội, vì mục tiêu phát triển con người để qua đó giúp cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp hoạch định được những chính sách, giải pháp phù hợp.
2.3.2. Những nhóm giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hoá dựng gia đình văn hoá
* Nhóm giải pháp lãnh đạo, tổ chức và quản lý
Một là tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác gia đình.
Cần xác định trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội Thái Nguyên đối với cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá. Sự quan tâm tới những nội dung hoạt động cụ thể của cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá với mục tiêu giữ gìn sự ổn định của các gia đình, tế bào của xã hội, thực sự là tổ ấm hạnh phúc cho mỗi thành viên. Tăng cường việc giáo dục và nâng cao hiểu biết một cách đầy đủ những kiến thức khoa học và thẩm mỹ cần thiết trong đời sống gia đình cho mọi người đặc biệt chú trọng đến tầng lớp thanh, thiếu niên và nhi đồng.
Các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp cần xác định công tác gia đình là một nội dung quan trọng trong các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm và dài hạn; coi đây là nhiệm vụ thường xuyên; chủ động rà soát, đánh giá tình hình gia đình, chất lượng xây dựng gia đình văn hoá tại địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể giải quyết những thách thức khó khăn về gia đình và công tác gia đình.
Xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình (như còn tư tưởng trọng nam khinh nữ trong gia đình, tư tưởng gia trưởng, đẻ nhiều con…) dẫn đến làm cho gia đình xảy ra những xung đột, mâu thuẫn, làm ảnh hưởng đến chất lượng gia đình.
Phòng chống các tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình; đấu tranh chống lối sống thực dụng, vị kỷ, đồi trụy; tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và
87
giáo dục trẻ em nói chung, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Đời sống xã hội thay đổi, đặc biệt là về kinh tế làm cho một số chuẩn mực giá trị của gia đình cũng bị thay đổi. Sự quan tâm của các thành viên trong gia đình cũng hạn chế, mất dần, thay vào đó là tình trạng ngược đãi, bạo hành trong gia đình, trẻ em bị bỏ rơi thiếu sự quan tâm giáo dục của cha mẹ về vật chất và tinh thần. Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình. Cán bộ, đảng viên gương mẫu chăm lo xây dựng gia đình, đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; gắn việc xây dựng gia đình văn hoá với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Hai là tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy, cán bộ chỉ đạo việc thực hiện xây dựng gia đình văn hoá.
Chính quyền các cấp của tỉnh cần quy hoạch đủ cán bộ, đào tạo, hỗ trợ cán bộ có năng lực phụ trách công tác gia đình, việc thực hiện xây dựng gia đình văn hoá. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói cán bộ là gốc của mọi công việc, việc thành hay bại đều do cán bộ tốt hay xấu. Cán bộ chỉ đạo việc thực hiện xây dựng gia đình văn hoá phải là cán bộ có đầy đủ phẩm chất đạo đức cách mạng của người cộng sản: cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ chỉ đạo phong trào còn là những người có trình độ, am hiểu lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề gia đình và xây dựng gia đình mới - gia đình văn hoá trong cách mạng XHCN. Đồng thời đội ngũ cán bộ chỉ đạo phong trào cần đảm bảo là những cán bộ có năng lực trong hoạt động thực tiễn xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương. Biết tổng kết, phát hiện những vấn đề mới trong phong trào, làm cơ sở khoa học chỉ đạo những bước đi tiếp theo. Cán bộ có phẩm chất, có tri thức và kinh nghiệm, có năng lực hoạt động thực tiễn mới đề ra được chủ trương đúng đắn, kịp thời, sáng tạo; mới có khả năng tuyên truyền, thuyết phục tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phong trào đi lên. Có như vậy, phong trào xây dựng gia đình văn hoá mới phát triển và
88
thu được những thành tựu lớn, không mang tính chất hình thức, bề nổi và mới thực hiện được mục tiêu đề ra.
Ba là đẩy mạnh xã hội hoá công tác gia đình, xây dựng gia đình văn hoá.
Xã hội hoá trong xây dựng gia đình văn hoá trước hết phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động. Đây được coi như nội dung có tính then chốt trong việc xã hội hoá xây dựng gia đình văn hoá. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng, thiết thực, hấp dẫn với nhiều loại đối tượng từ trong Đảng, cơ quan Nhà nước, các đoàn thể xã hội đến từng ngành, từng gia đình. Công tác tuyên truyền phải đạt được mục tiêu làm cho tất cả mọi người, toàn xã hội từ biết đến hiểu, từ hiểu đến thấm nhuần sâu sắc mục đích, nội dung, tiêu chí của cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá từ đó tự giác tham gia, tạo thành một sức mạnh tổng hợp, huy động mọi nguồn lực xã hội, tạo ra một bước chuyển biến mạnh mẽ cho phong trào trong giai đoạn hiện nay.
Xã hội hoá xây dựng gia đình văn hoá cần mở rộng phong trào, phải thấy đấy không phải là công việc riêng của ngành văn hoá thông tin mà cần có sự tham gia phối hợp của nhiều ngành, đoàn thể khác, trước mắt là trong các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” các cấp. Vì vậy trong tổ chức thực hiện, trong công tác điều hành cần phân công nhiệm vụ rõ ràng, chống chồng chéo hoặc bỏ sót. Cần có các biện pháp cụ thể, xây dựng các chỉ tiêu sát thực thích hợp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, từng đoàn thể, tránh tình trạng dựa dẫm, trông chờ hoặc dồn hết cho ngành văn hoá thông tin.
Xã hội hoá trong xây dựng gia đình văn hoá cần phát huy vai trò của các tổ chức tự quản trong nhân dân, kết hợp chặt chẽ với các phong trào khác trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” của các ngành, đoàn thể như Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Công an... đặc biệt là những phong trào rất đa dạng, phong phú với những nội dung cụ thể, sát hợp của Hội Liên hiệp phụ nữ. Cần đa dạng hoá các hình thức sinh
89
hoạt văn hoá của gia đình trong cộng đồng xã hội, đặc biệt là hình thức Câu lạc bộ gia đình, Câu lạc bộ phụ nữ nhằm trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong sản xuất, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, phổ biến kiến thức, phổ biến pháp luật, kinh nghiệm của người phụ nữ trong lao động sản xuất, trong giáo dục con cái, quản lý gia đình... Thường xuyên tổ chức Liên hoan gia đình văn hoá để động viên, khích lệ phong trào, phát huy những tài năng và có chính sách bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao trình độ từ đó sử dụng làm hạt nhân trong phong trào văn nghệ quần chúng vốn đang trong tình trạng thiếu cán bộ văn hoá cơ sở hiện nay. Xã hội hoá trong xây dựng gia đình văn hoá ngoài nguồn đầu tư quan trọng từ ngân sách Nhà nước, của tỉnh cần phải đa dạng hoá các nguồn đầu tư, huy động được các nguồn lực và sự đóng góp rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân. Đặc biệt quan tâm tới lực lượng phụ nữ - một nguồn lực có nhiều khả năng tiềm ẩn để công tác này có điều kiện phát triển. Với nguồn kinh phí dồi dào, được quản lý tốt sẽ tạo điều kiện cho việc khen thưởng các gia đình văn hoá - một việc mà do thiếu kinh phí đôi lúc bị “quên đi” trong quá trình tổ chức thực hiện. Đó cũng là một nguồn khích lệ không nhỏ để nuôi dưỡng phong trào phát triển thường xuyên, động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia vào công tác xã hội.
Tạo phong trào xây dựng gia đình văn hoá rộng khắp với sự tham gia của các gia đình, cộng đồng và toàn xã hội vì mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc. Xây dựng các phong trào nhằm khuyến khích và nhân rộng các mô hình gia đình phát triển bền vững như: gia đình văn hoá, gia đình làm kinh tế giỏi, gia đình nhiều thế hệ chung sống mẫu mực, gia đình hiếu học… điều đó được đánh giá bằng chất lượng các hộ gia đình trong tỉnh những năm qua có sự tiến bộ, phát triển vượt bậc.
Gia đình văn hoá có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước, có ý chí tự lực vươn lên; gìn giữ và phát huy văn hoá gia đình, dòng họ, tích cực tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, quy chế dân chủ cơ sở.
90
Gia đình văn hoá phải thực hiện tốt các chức năng, đặc biệt là phấn đấu mỗi cặp vợ chồng chỉ có một hoặc hai con, quan tâm giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, chăm sóc và nuôi dưỡng người cao tuổi, tăng cường giáo dục trong gia đình, củng cố và xây dựng quan hệ bình đẳng, thương yêu và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình.
Gia đình văn hoá cần phát huy nghĩa vụ và trách nhiệm với cộng đồng; củng cố và phát huy tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đời sống gia đình văn hoá ngày càng hoàn thiện, đời sống cộng đồng ngày càng văn minh, tiến bộ. Hoạt động củng cố, ổn định và phát triển gia đình văn hoá phải gắn với hoạt động phát triển cộng đồng.
Tăng cường phối hợp, lồng ghép hoạt động giữa các chương trình, dự án liên quan đến gia đình và gia đình văn hoá với sự tham gia rộng rãi của bộ, ngành, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
* Nhóm giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, tổ chức thi đua, tổng kết, đánh giá, khen thưởng, nhân rộng điển hình
Công tác tuyên truyền vận động quần chúng
Mục tiêu của công tác tuyên truyền vận động quần chúng tham gia xây dựng gia đình văn hoá là từng bước làm chuyển biến nhận thức trong xã hội về vai trò, vị trí của gia đình văn hoá cũng như những sai lệch về giá trị văn hoá gia đình trong điều kiện cơ chế thị trường.
Phải tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng nhân dân những chuẩn mực văn hoá gia đình và xây dựng gia đình văn hoá. Nhận thức được sự cần thiết của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá trong thời kỳ đổi mới. Bên cạnh đó, phải chú trọng giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng sống cao đẹp… để văn hoá thực sự là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong công tác tuyên truyền cần phổ biến sâu rộng những gương điển hình của những gia đình mẫu mực đồng thời kiên quyết đấu tranh, phê phán những biểu hiện tiêu cực, lạc hậu.
91
Công tác tuyên truyền vận động thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú như phát thanh, truyền hình, bài viết, xuất bản văn học nghệ thuật, thông tin cổ động, triển lãm… tăng cường các biện pháp, hình thức giáo dục truyền thống, ý thức trách nhiệm đến mọi người.
Để thực hiện nhiệm vụ trên cần xây dựng mạng lưới và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tuyên truyền cơ sở, tuyên truyền phổ biến từng nội dung gia đình văn hoá với mọi tầng lớp nhân dân ở Thái Nguyên.
Việc tuyên truyền giáo dục xây dựng gia đình văn hoá là nhiệm vụ của tất cả các ban ngành, đoàn thể của tỉnh, tuỳ thuộc vào chức năng và nhiệm vụ hoạt động của đơn vị mình và xây dựng chương trình hành động riêng.
Sự kết hợp chặt chẽ giữa Uỷ ban nhân dân và Mặt trận tổ quốc cùng các đoàn thể khác (như: Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân, Liên đoàn lao động, Hội cựu chiến binh) nhằm thống nhất mục tiêu, xây dựng các chỉ tiêu cụ thể, những biện pháp thiết thực nhằm tạo hành hang pháp lý cho cuộc vận động đồng thời thể hiện vai trò trách nhiệm của chính quyền, mặt trận và các tổ chức thành viên, đề cao tinh thần trách nhiệm mỗi công dân trong quá trình xây dựng gia đình văn hoá và đời sống văn hoá cơ sở.
Phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.
Ở nước ta, giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước. Điều này được khẳng định trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992) và Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (1996): định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
Trước những yêu cầu phát triển giáo dục ngày càng cao của đất nước, toàn ngành giáo dục đã có những hoạch định chiến lược phát triển giáo dục bền vững và tiên tiến trong nhiều năm về sau. Là một tỉnh trung du miền núi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, do đó ngành Giáo dục và đào tạo tỉnh
92
Thái Nguyên đặc biệt quan tâm tới nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho đồng bào các dân tộc thiểu số, coi đây là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá của tỉnh.
Với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh đã đầu tư xây dựng được một số trường dân tộc thiểu số, với hàng nghìn học sinh người dân tộc thiểu số theo học và được Nhà nước chu cấp toàn bộ. Bên cạnh đó là các chính sách cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề ngày càng nhiều. Các chính sách hỗ trợ bảo đảm việc học tập của sinh viên như vay vốn, ưu đãi khác được triển khai thực hiện, giúp các em yên tâm trong học tập. Nhằm tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Thái Nguyên đã cử tuyển hơn 1.000 sinh viên, học sinh là con em đồng bào theo học tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong, ngoài tỉnh. Sau khi ra trường, phần đông các em được tỉnh bố trí công tác tại các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã. Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ban hành kế hoạch và phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số theo từng giai đoạn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển giáo dục và đào tạo cho đồng bào các dân tộc thiểu số là:
- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải phát triển giáo dục cho các dân tộc ít người. Tăng cường công tác truyền thông nhằm:
Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, cộng đồng, phụ huynh học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và học sinh để thấy rõ việc phát triển giáo dục đối với dân tộc ít người là rất quan trong và cấp thiết.
93
Vận động các gia đình dân tộc ít người cho con em đến trường mầm