Cấu trúc chi phí và lợi ích của các bên liên quan trong chuỗi cung

Một phần của tài liệu Ngành công nghiệp dăm gỗ việt nam thực trạng và xu hướng phát triển trong tương lai (Trang 29)

4. Phân tích chuỗi cung dăm gỗ (Phần 2)

4.2.Cấu trúc chi phí và lợi ích của các bên liên quan trong chuỗi cung

Có 5 bên liên quan chủyếu tham gia vào chuỗi cung, bao gồm (i) người trồng rừng, (ii) người thu mua, (iii) người vận chuyển, (iv) người chế biến và (v) người thu mua xuất khẩu. Bảng 11 thể hiện chi phí của mỗi bên liên quan được tính trên đơn vịlà 1 tấn dăm khô.

Bảng 11. Chi phí của các bên liên quan tham gia vào chuỗi cung năm 2011

Bên liên quan Chi phí (VND/tấn)

Người trồng rừng 190.100 Người mua gỗ 1.145.500 Người vận chuyển 163.333 Người chế biến dăm 1.394.737 Người thu mua dăm xuất khẩu 1.710.397

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát năm 2012. Chi tiết các chi phí được thể hiện trong phụ lục 2.

Lợi ích mà các bên thu được sau khi đã trừ chi phí của các bên liên quan là khác nhau. Bảng 12 thể hiện lợi ích mà các bên thu được khi tham gia vào chuỗi cung. Hình 12 mô tả lợi ích và chi phí của các bên tham gia vào chuỗi cung.

Bảng 12. Lợi ích của các bên liên quan tham gia vào chuỗi cung năm 2011

Bên liên quan Lợi ích (VND/tấn)

Người trồng rừng (chu kỳ 5 năm) 419.889

Người mua gỗ 34.500

Người vận chuyển 56.667

Người chế biến 21.053

Người thu mua xuất khẩu 32.889

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát năm 2012.

Theo hình 12, lợi ích mà người trồng rừng thu được lớn hơn so với chi phí. Tuy nhiên, lợi ích này được tính trong suốt 1 chu kỳ của cây, từ lúc trồng cho đến khi khai thác. Do vậy, nếu tính theo thời gian, lợi ích mà hộ trồng rừng thu được đối với mỗi m3 gỗthu được là rất ít. Thực hiện chính sách giao đất giao rừng đến nay tính bình quân mỗi hộgia đình ở miền núi có khoảng 2-3 ha đất trồng rừng (Tổng cục Lâm nghiệp 2013). Với diện tích hạn chếnày và với lợi ích khiêm tốn mà các hộ gia đình thu được như hiện này thì rất khó tạo được động lực để các hộ thực sựđầu tư phát triển kinh tế bằng nghề rừng. Nói cách khác, trồng rừng chưa đem lại lợi ích kinh tế cho các hộ trồng rừng mà chỉ đóng vai trò như là một khoản “tiết kiệm” cho hộ, nói như cách của một số hộ trồng rừng, để sử dụng khi nào hộ cần có những khoản chi lớn.

Người chế biến dăm gỗvà người thu mua phải đầu tư lớn do phải gánh chi phí vềnguyên liệu gỗ hoặc thành phẩm dăm gỗ có giá trịcao. Tuy tỷsuất lợi nhuận trên mỗi m3 gỗdăm xuất khẩu tương đối nhỏnhưng mỗi doanh nghiệp chế biến và thu mua sản xuất/kinh doanh hàng chục nghìn tấn dăm gỗxuất khẩu mỗi tháng thì họthu được lợi nhuận

lớn trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm phải chịu rủi ro cao do biến động về thịtrường đầu ra. Một ví dụđiển hình là vào đầu năm 2012 khi giá dăm từ thịtrường Trung Quốc hạ giá, thậm chí thịtrường này tạm ngừng nhập mặt hàng dăm, nhiều doanh nghiệp chế biến của Việt Nam đã lao đao vì không bán được hàng và lượng vốn tồn trong hàng là rất lớn.

Hình 12.Chi phí và lợi ích của các bên liên quan tham gia vào chuỗi cung

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát năm 2012.

Người vận chuyển có chi phí tương đối thấp và nhuận khá cao.

Một phần của tài liệu Ngành công nghiệp dăm gỗ việt nam thực trạng và xu hướng phát triển trong tương lai (Trang 29)