“Mặc dù lý thuyết cấu trúc vốn sử dụng nợ dài hạn như sự đại diện cho cấu trúc vốn của DN” (Jong et al., 2008). Còn (Rajan & Zingales, 1995) lập luận rằng tổng nợ có thể phóng đại mức độ đòn bẩy. Tổng số nợ có các mục như các khoản phải trả có
thể được sử dụng cho mục đích giao dịch chứ không phải là tài trợ. Do đó, nó không phải là một chỉ số tốt về việc liệu công ty có nguy cơ vỡ nợ trong tương lai gần. Theo tác giả này, một định nghĩa thích hợp hơn của đòn bẩy là tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản.
Nhiều định nghĩa khác nhau về đòn bẩy đã được sử dụng. Trong nghiên cứu của (Frank & Goyal, 2009) đó là bốn định nghĩa của đòn bẩy đó là:
-Nợ dài hạn trên giá trị thị trường của tài sản. -Nợ dài hạn trên giá trị sổ sách của tài sản. -Tổng số nợ trên giá trị thị trường của tài sản. -Tổng nợ trên giá trị sổ sách của tài sản.
Các biện pháp đòn bẩy tài chính được (Titman & Wessels, 1988) sử dụng đó là: Nợ dài hạn, ngắn hạn, chuyển đổi nợ chia giá trị thị trường và giá trị sổ sách của VCSH. Họ cũng cho rằng vấn đề về dữ liệu và lý thuyết vốn ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cách tính toán biến phụ thuộc.
Điều tra cơ cấu vốn của các DN ở các nước đang phát và thấy rằng các DN ở các nước đang phát triển dựa trên nợ ngắn hơn nợ dài hạn (Booth et al., 2001)
Các nghiên cứu về cấu trúc vốn của các DN Việt Nam cũng cho thấy một số tương đồng với các nghiên cứu ở nước ngoài về cách đo biến phụ thuộc, phổ biến là: Tổng nợ, nợ dài hạn và nợ ngắn hạn đo bằng giá trị sổ sách.
Từ các vấn đề nêu trên, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng tỷ số giữa tổng nợ và tổng tài sản để đại diện cho cấu trúc vốn của các DN nghiên cứu. Ký hiệu là TDR theo công thức 2.1: