quản lý môi trường.
Trung ương
Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của sự phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người dân, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hoà với tự nhiên của cha ông chúng ta. Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu với môi trường là chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp giữa sự đầu tư của Nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội, kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp phòng chống. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao; Vì vậy, cần có sự lãnh đạo, chỉ
đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng, sự thống nhất quản lý của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể; để từ đó làm cho môi trường ở khu dân cư ngày càng “Xanh, sạch, đẹp” và làm cho mọi người dân có ý thức, kiến thức, sống thân thiện với môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; đấu tranh khắc phục các tệ nạn, tập tục lạc hậu, thói quen trong sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng; xâm hại đến tài nguyên, môi trường. Bảo vệ môi trường là một công việc lâu dài, bền vững và phải được sự quan tâm thường xuyên của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành chức năng và Mặt trận Tổ quốc cũng như các đoàn thể quần chúng; Nhà nước cần cần phải tạo điều kiện về mọi mặt cho Mặt trận thực hiện nhiệm vụ to lớn và hết sức quan trọng này. Phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và các ngành chức năng trong lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt này, đòi hỏi phải đẩy mạnh, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác bảo vệ môi trường của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.
Một là: Hoạt động bảo vệ môi trường tác động toàn diện đến
con người, với tư cách vừa là khách thể, lại vừa chủ thể chi phối, quyết định chất lượng môi trường. Vệc xây dựng môi trường nhân văn, môi trường sinh thái - nhân văn có tầm quan trọng quyết định tới toàn bộ sự nghiệp bảo vệ môi trường nói riêng và phát triển bền vững nói chung.
* Hai là: Việc bảo vệ môi trường không chỉ có quan hệ tác động
hỗ trợ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững mà trong quá trình đó, luôn luôn phát sinh những xung đột về lợi ích giữa các lĩnh vực kinh tế - xã hội và giữa các chủ thể trong việc hưởng thụ, trong việc sử dụng các thành phần môi trường với việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường, không chỉ nhằm tạo ra sự đồng thuận xã hội, làm hậu thuẫn cho các hoạt động quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trờng, cho các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, còn góp phần giải quyết những mâu thuẫn trên, đồng thời tăng cường mở rộng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc của chúng ta hiện nay.
* Ba là: Xuất phát từ vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị của xã hội và trong mối quan hệ với các tầng lớp nhân dân, với tính cách là tổ chức liên minh chính trị và là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường vừa để phát huy sức mạnh và huy động sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, lại vừa góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đây là những nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ môi trường nói riêng và phát triển bền vững nói chung. Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương nên sớm có chủ trương tăng biên chế cán bộ quản lý môi trường cấp quận/huyện, biên chế cán bộ quản lý môi trường chuyên trách ở cấp
phường/xã; sớm tăng tỷ lệ % ngân sách cho BVMT và điều chỉnh lại cơ sở phân phối, sử dụng để bảo đảm có hiệu quả nhất, cố gắng đến năm 2015, tỷ lệ dành cho sự nghiệp môi trường bảo đảm ở mức 2% tổng chi ngân sách. Thường xuyên coi trọng công tác thanh tra và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Sớm hình thành hệ thống quan trắc môi trường có
tính quốc gia, đáp ứng các yêu cầu thống nhất, toàn diện, chính xác, cập nhật để theo dõi, đánh giá đúng mọi diễn biến môi trường, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về môi trường. Tăng cường cơ chế liên kết và phối hợp tốt, trong đó có sự chia sẻ trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan trung ương với nhau, giữa các cơ quan trung ương và các địa phương và giữa các địa phương có liên quan. Tiếp tục tạo hành lang pháp lý và các điều kiện cần thiết để đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường; cần có các biện pháp gắn kết giữa quản lý nhà nước với công tác nghiên cứu và đào tạo để phát triển tốt nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trường và bảo vệ môi trường. Từng bước hình thành và phát triển văn hóa môi trường; tiếp tục suy nghĩ, đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền về bảo vệ môi trường, để mọi người ý thức được rõ ràng là bảo vệ môi trường chính là tự bảo vệ mình.
Địa phương : quản lý nhà nước về môi trường là thực hiện đầy đủ, đúng quy định của Nhà nước về MT, phổ biến các chính sách của Nhà nước về MT đến mọi người; Tăng cường công tác cán bộ MT. Tuyên truyền, vận động moi người mọi nhà sử dụng
tiết kiệm và hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; lồng ghép các