Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận cho quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng (Trang 25 - 28)

Bên cạnh đó, Thái lan còn có một cơ quan có tên là Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng (các thành viên của Uỷ ban có nhiệm kỳ là 3 năm).

Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng có chủ tịch là Thủ tướng Chính phủ, và bao gồm các thành viên thuộc hầu hết các cơ quan chính phủ có liên quan. Uỷ ban giữ một trong những trọng trách quan trọng là đệ trình lên Hội đồng Bộ trưởng những vấn đề liên quan đến chính sách và biện pháp bảo vệ người tiêu dùng ; Thủ tướng Chính phủ có thể giao cho Uỷ ban giải quyết bất kỳ vấn đề quan trọng nào về bảo vệ người tiêu dùng . Uỷ ban có thể đề xuất ý kiến của mình lên Hội đồng Bộ trưởng xem xét và triển khai. Nếu Hội đồng Bộ trưởng nhận thấy cần ban hành các chính sách và biện pháp nhằm bảo vệ người tiêu dùng , họ sẽ giao cho Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng cùng với sự phối hợp của các cơ quan liên quan.

Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng có những quyền hạn và nhiệm vụ như dưới đây:

- Xem xét các khiếu nại của người tiêu dùng khi họ gặp phải khó khăn hay thiệt hại do hành vi doanh của doanh nghiệp;

- Khởi kiện đối với hàng hóa gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng theo Điều 36 – Luật Bảo vệ người tiêu dùng ;

- Công khai các thông tin về hàng hoá và dịch vụ có thể gây tổn hại đến quyền lợi của người tiêu dùng , và cũng vì mục đích đó thì tên của hàng hóa và dịch vụ hay tên của chủ thể kinh doanh có thể được chỉ rõ;

- Đưa ra kiến nghị và lời khuyên cho các Ủy ban vụ việc, xem xét và quyết định kháng nghị đối với lệnh của Ủy ban vụ việc;

- Ban hành các quy định liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm của Ủy ban vụ việc và tiểu ủy viên;

- Giám sát và thúc đẩy việc việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của các cán bộ có thẩm quyền, các quan chức chính phủ hay các cơ quan nhà nước khác theo quy định của luật cũng như tiến hành khởi kiện của các cán bộ có thẩm quyền đối với vi phạm đến quyền của người tiêu dùng

- Xây dựng thủ tục khởi kiện đối với hành vi vi phạm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng khi Ban thấy cần thiết hoặc khi có yêu cầu.

- Đề xuất ý kiến lên Hội đồng Bộ trưởng về chính sách và các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng , xem xét và đưa ra ý kiến cho bất kỳ vấn đề nào liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng khi được Hội đồng Bộ trưởng hoặc Bộ trưởng giao.

- Tiến hành các hoạt động khác theo quy định của luật về chức năng của Ban.

Khi thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, Uỷ ban có thể giao cho Văn phòng Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng thực hiện hoặc chuẩn bị các đề xuất để trình lên Uỷ ban xem xét.

Bên cạnh Văn phòng Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng còn một số cơ quan nhà nước có liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng khác:

- Cục Quản lý lương thực và thuốc, Bộ Y tế

Trách nhiệm: Quản lý và thực thi Luật về dược phẩm A.D. 1958, Luật về thực phẩm A.D. 1979

- Vụ Thương mại nội địa, Bộ Thương mại

Trách nhiệm: Quản lý và thực thi Luật Cạnh tranh thương mại A.D. 1999 - Vụ Bảo hiểm, Bộ Thương mại

Trách nhiệm: Quản lý và thực thi Luật Bảo hiểm nhân thọ 1992 và Luật bảo hiểm phi nhân thọ 1992

- Trung tâm điện tử và công nghệ máy tính quốc gia, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường

Trách nhiệm: Quản lý và thực thi Luật giao dịch điện tử A.D.2001 - Viện Tiêu chuẩn Công nghiệp Thái lan, Bộ Công nghiệp

- Vụ Quy hoạch đô thị và việc công, Bộ Nội vụ - Vụ Đất đai, Bộ Nội vụ

Trách nhiệm: Quản lý và thực thi Luật Xây dựng 1979 và Luật phân bổ đất đai 2000

3.3 Hoa Kỳ

Để đảm bảo thực thi hệ thống luật bảo vệ người tiêu dùng, Chính phủ Hoa Kỳ đã thông qua hàng loạt các biện pháp về mặt tổ chức và pháp luật. Thiết lập hệ thống đa tổ chức nhà nước và phi chính phủ để bảo về người tiêu dùng trên toàn bộ các đơn vị hành chính, lãnh thổ khác nhau (bao gồm: liên bang, bang). Trong các tổ chức đó, đứng vai trò chủ đạo là Uỷ ban thương mại liên bang Hoa Kỳ - USFTC (Federal Trade Commission). Đây là cơ quan bảo vệ người tiêu dùng nòng cốt của Hoa Kỳ, thực hiện các chức năng sau:

- Xác định các hành vi kinh doanh gian dối, không lành mạnh gây thiệt hại tới lợi ích người tiêu dùng.

- Ngăn chặn các hành vi kinh doanh gian dối, không lành mạnh thông qua việc thực thi pháp luật.

- Hạn chế thiệt hại cho người tiêu dùng thông qua việc giáo dục người tiêu dùng.

Cục Bảo vệ người tiêu dùng nằm trong Uỷ ban và Cục chịu trách nhiệm thực thi rất nhiều luật và quy định của Ủy ban và cũng có chức năng xây dựng chính sách bảo vệ người tiêu dùng.

Nhằm thuận tiện cho người tiêu dùng sử dụng quyền lợi của mình, cơ quan này đã xây dựng một trang web về bảo vệ người tiêu dùng nhằm mục đích công khai hoá vấn đề bảo vệ người tiêu dùng và nâng cao nhận thức cho công dân về quyền lợi ích của mình khi sử dụng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ.

Hiện nay, Luật chính bảo vệ người tiêu dùng là Luật Ủy ban thương mại liên bang quy định về những hành vi gian dối, không lành mạnh là bất hợp pháp”. Những hành vi không lành mạnh là những hành vi gây thiệt hại cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

người tiêu dùng mà bản thân người tiêu dùng không thể tránh được và thiệt hại đó lớn hơn những lợi ích khác cho người tiêu dùng hoặc đối với cạnh tranh.

Ủy ban thương mại liên bang Hoa Kỳ cũng thực thi một số văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng khác như Luật nhận dạng sản phẩm dệt, Luật đóng gói và dán nhãn và Luật Trung thực trong vay mượn.

Ủy ban cũng có quyền đưa ra các quy định chi tiết hơn để bảo vệ người tiêu dùng ví dụ như các quy định về bán hàng qua điện thoại, bán hàng tại nhà…

Ủy ban này đã đưa ra nhiều quy định hướng dẫn chi tiết, ví dụ như: - Hướng dẫn đối với ngành kim hoàn, kim loại quý

- Hướng dẫn chống lại hành vi định giá gian dối - Hướng dẫn chống lại hành vi quảng cáo sai sự thật

- Hướng dẫn về việc sử dụng từ “miễn phí” và những cách diễn đạt tương tự…

Một số cơ quan liên bang khác cũng có quyền hạn đối với các hoạt động liên quan đến vấn đề người tiêu dùng, ví dụ như:

Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng có chức năng làm giảm những rủi ro gây thiệt hại cho người tiêu dùng khi sử dụng hàng hóa. Tuy nhiên, Ủy ban này không có thẩm quyền xử lý đối với tất cả các loại hàng hóa mà chỉ có thẩm quyền đối với khoảng 15000 loại hàng hóa khác nhau. Các loại hàng hóa khác ví dụ như xe hơi, xe tải, xe máy thuộc về thẩm quyền của Bộ Giao thông; dược phẩm và mỹ phẩm thuộc thẩm quyền của Cơ quan thực phẩm và dược phẩm… Các văn phòng đo lường của các bang chịu trách nhiệm thực thi pháp luật về dán nhãn, đo lường…

Hoa Kỳ cũng có nhiều tổ chức người tiêu dùng hoạt động tích cực và hiệu quả. Một số tổ chức có thể kể đến như Liên minh người tiêu dùng, liên đoàn người tiêu dùng quốc gia, Liên đoàn người tiêu dùng Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận cho quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng (Trang 25 - 28)