3.2.1 Giới thiệu RMAN
RMAN (Recovery Manager )là công cụ sao lưu do Oralce cung cấp được tích hợp sẵn trong CSDL dùng để thực hiện một loạt cách hành động sao lưu và phục hồi, bao gồm cả việc duy trì các dữ liệu lịch sử về việc sao lưu.Giải pháp này được sử dụng bởi nó cung cấp một giao diện chung cho các tác vụ sao lưu trên các hệ điều hành khác nhau và cung cấp một số kỹ thuật sao lưu dành riêng cho Oracle.
30
Hình 3. 1 môi trường RMAN
RMAN có thể truy cập bằng dòng lệnh
% rman
RMAN> CONNECT TARGET SYS@prod target database Password: password
connected to target database: PROD (DBID=39525561)
31
Hình 3.2cấu trúc lệnh RMAN
3.2.2 Các cấu hình cơ bản môi trường RMAN
Để đơn giản hóa việc sử dụng liên tục của RMAN. Ta có thể thiết lập các cài đặt cấu hình cho CSDL. Các thiết lập này kiểm soát nhiều khía cạnh của RMAN. Ví dụ: ta có thể cấu hình chính sách duy trì sao lưu, nơi lưu trữ mặc định cho sao lưu, thiết bị mặc định sao lưu tới ( Tapes).
Ta có thể dùng lệnh. SHOW hoặc CONFIGURE để xem và cấu hình các thay đổi RMAN.
Để xem cấu hình mặc định của RMAN ta có thể dùng lệnh SHOW ALL. Đối với hầu hết các thông số cần thiết để sao lưu. RMAN cung cấp cấu hình mặc định hợp lý cho phép sao lưu dự phòng và phục hồi dữ liệu cơ bản. Khi lựa chọn chiến lược sao lưu bằng RMAN thì sẽ có hiệu quả cao hơn nếu ta biết cấu hình những chọn khác.
32
Hình 3.3 cấu hình thay đổi đích sao lưu
Mặc định RMAN cấu hình sử dụng đĩa nhưng trong thực tế ta thường sử dụng Tapse để sao lưu nên ta cần cấu hình lại đích đến để sao lưu.
Lệnh Ý nghĩa
CONFIGURE DEFAULT DEVICE TYPE TO DISK
cài đĩa làm thiết bị sao lưu mặc định
CONFIGURE DEFAULT DEVICE TYPE TO sbt
cài Tapse làm thiết bị sao lưu mặc định
Bảng 3.1 cấu hình thiết bị sao lưu
+ cấu hình mặc định cho kiểu sao lưu: Backup sets hoặc Copies
RMAN có thể lưu trữ dữ liệu sao lưu trong một cấu trúc logic được gọi là Backup sets, đó là đơn vị nhỏ nhất của một sao lưu RMAN. Một thiết lập sao lưu có chứa các dữ liệu từ một hoặc nhiều datafiles, redo log file, archived redo log. Backup sets được tạo ra và truy cập thông qua RMAN, Lệnh BACKUP có thể tạo Backup sets hoặc image copies. Đối với đĩa ta có thể cấu hình RMAN tạo ra Backup sets hoặc image copies.
33 Ta sử dụng lệnh CONFIGURE DEVICE TYPE DISK BACKUP TYPE TO để đặt kiểu sao lưu mặc định.
RMAN có thể tạo file backup sets có nén. Ta có thể cấu hình RMAN để sử dụng kiểu backup có nén làm mặc định bằng cách sử dụng lệnh COMPRESSED.
Ví dụ: cấu hình kiểu backup cho Disk
CONFIGURE DEVICE TYPE DISK BACKUP TYPE TO COPY; # image copies
CONFIGURE DEVICE TYPE DISK BACKUP TYPE TO BACKUPSET; # uncompressed
Ví dụ: cấu hình nén dữ liệu cho kiểu backup sets
CONFIGURE DEVICE TYPE DISK BACKUP TYPE TO COMPRESSED BACKUPSET;
CONFIGURE DEVICE TYPE sbt BACKUP TYPE TO COMPRESSED BACKUPSET;
+ cấu hình kênh
Một kênh RMAN là một phiên kết nối tới CSDL. RMAN sử dụng kênh này để thực hiện các tác vụ.
Sử dụng lệnhCONFIGURE CHANNEL để cấu hình tùy chọn kênh cho đĩa
hoặc băng. Nếu sử dụng lệnh này để thiết lập kênh chung cho một thiết bị thì mọi cài đặt trước đó được loại bỏ, ngay cả khi các thiết lập trước đó không hề mâu thuẫn.
Mặc định RMAN sẽ cấp phát một kênh đĩa cho tất cả các hoạt động, ta có thể phải xác định các tùy chọn khác nhau như vị trí đích đến sao lưu...
Ví dụ: cấu hình vị trí sao lưu đích đến khác vị trí mặc định CONFIGURE
CHANNEL DEVICE TYPE DISK FORMAT '/disk1/ora_df%t_s%s_s%p';
+ cấu hình control file và sever parameter file tự động backup
Ta có thể cấu hình để control file và parameter file tự động backup. Quá trình tự động sao lưu sẽ xảy ra khi có một bản ghi sao lưu được thêm vào.
34 Nếu CSDL chạy trong chế độ ARCHIVELOG và một sao lưu tự động xảy ra khi cấu trúc Metadata của CSDL trong control file thay đổi thì RMAN có thể khôi phục lại CSDL ngay cả khi control file, recovery catalog và parameter file bị mất.
Bởi vì tên tập tin trong quá trình backup tự động theo một định danh nhất định nên RMAN có thể tìm kiếm nó mà không cần truy cập vào kho lưu trữ và sau đó khôi phục lại các tập tin parameter file. Sau khi ta khởi động Instace với các paarameter file được phục hồi, RMAN có thể khôi phục controlfile từ quá trình sao lưu tự động, sau khi mount các control file RMAN có thể khôi phục lại các datafile và tìm kiếm archived redo logs.
Ta có thể kích hoạt tính năng sao lưu tự động bằng lệnh CONFIGURE CONTROLFILE AUTOBACKUP ON; Và tắt tính năng bằng lệnh
CONFIGURE CONTROLFILE AUTOBACKUP OFF;
3.2.3 Quản lý RMAN
3.2.3.1 báo cáo quá trình hoạt động của RMAN
Mục đích:
Ta nên xem các báo cáo định kỳ cho biết những gì đã được sao lưu, những tập tin nào chưa được sao lưu để có thể lên kế hoạch sao lưu các file thiếu, file lỗi một cách hợp lý. Mặt khác ta cũng cần phải có một cái nhìn tổng quan về không gian lưu trữ để đưa ra các phương án bổ sung nếu cần thiết.
RMAN luôn lưu trữ các báo cáo của Metadata trong control file của CSDL mà trên đó nó thực hiện các hoạt động.
Để xem quá trình hoạt động của RMAN ta sử dụng các lệnh trong bảng dưới
Nội dung danh sách Câu lệnh Ý nghĩa
Backup sets and proxy copies
LIST BACKUP Ta có thể xem tất cả các
bộ backup, ảnh sao lưu, và các chính sách sao lưu của CSDL, datafile,
35 tablespace, control file or sever parameter file.
Image copies LIST COPY Hiển thị bản sao lưu của
tất cả file CSDL và archived redo log Archived redo log
files
LIST ARCHIVELOG Đưa ra danh sách Archive
redo log file hoặc chỉ định các tập tin lưu trữ đăng nhập cá nhân thông qua SCN, thời gian hoặc một chuỗi các dãy số
Database incarnations
LIST INCARNATION Liệt kê tất cả các thể hiện
của CSDL, một thể hiện của CSDL mới được tao ra khi ta mở tùy chọn
RESETLOGS Databases in a Data
Guard environment
LIST DB_UNIQUE_NAME CSDL trong môi trường
Data Guard được phân biệt bằng cách thiết lập tham số khởi tạo của nó Backups and copies
for a primary or standby database in a Data Guard environment LIST . . . FOR DB_UNIQUE_NAME
Liệt kê tất cả các bản sao lưu và ảnh sao lưu của một CSDL trong môi trường Data Guard
Restore points LIST RESTORE POINT Liệt kê các điểm hồi phục
36 Names of stored
scripts
LIST SCRIPS NAME Đưa ra danh sách catalog
script được tạo ra bởi lệnh CREAT SCRIPT hoặc REPLACE SCRIPT
Failures for use
with Data Recovery Advisor
LIST FAILURE Ánh xạ thời tùy chọn thay
đổi
Bảng 3. 2 danh sách các đối tượng liên quan đến sao lưu và phục hồi
Ta sử dụng cấu trúc lệnh V$ để xem truy vấn dữ liệu Metadata
3.2.3.2 duy trì sao lưu RMAN và lưu trữ các bản ghi
Các công việc để quản lý RMAN và các khu vực liên quan đến vấn đề bảo trì CSDL đó là :
Duy trì kiểm soát control file.
Duy trì khu vực phục hồi nhanh.
Cập nhật báo cáo RMAN.
Xóa sao lưu RMAN và Achived redo logs.
Hủy một CSDL.
3.2.3.3. duy trì một Recovery Catalog
Một Recovery Catalog là một lược đồ CSDL sử dụng bởi RMAN để lưu trữ dữ liệu về một hoặc nhiều CSDL Oracle. Thông thường ta lưu trữ catalog trong một CSDL chuyên dụng. Một Recovery Catalog có các lợi ích như:
Tạo ra sự nhất quán cho lưu trữ RMAN được lưu trữ trong control file của
CSDL. Các recovery catalog giống như một kho lưu trữ thứ cấp. Nếu control file và tất cả các file backup bị mất thì Metadata vẫn còn trong Recovery Catalog .
Một Recovery Catalog tập trung tất cả Metadata cho CDSL. Lưu trữ các
Metadata ở một nơi duy nhất sẽ làm cho việc quản trị các báo cáo và tác vụ dễ dàng hơn.
37
Một Recovery Catalog có thể lưu trữ lịch sử Metadata lâu hơn control file,
khả năng này rất hữu ích trong trường hợp ta phải phục hồi CSDL dữ liệu về xa hơn so với thời gian trong control file.
38 Chương IV DEMO
4.1 quản lý User
Tạo mới một User với cơ chế xác nhận bởi DataBase.
Thay đổi thuộc tính của User đó.
Hủy User.
4.2 sao lưu và phục hồi
Tạo bản sao lưu dự phòng.
Tạo một sự cố nhỏ với csdl.
39 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả:
Đã có thêm nhiều kiến thức về DBMS Oracle. Có cái nhìn tổng quát về kiến trúc Oracle, Bảo mật trong Oracle về phương diện người dùng, sao lưu và phục hồi đảm bảo an toàn cho hệ thống. nâng cao sự hiểu biết của bản thân về một lĩnh vực chuyên sâu nhất định
Định hướng được hướng đi của bản thân trong việc tìm hiểu chuyên sâu thêm về Oracle như các thao tác quản trị duy trì redo log file, data file,undo data..
Mục tiêu:
Tiếp tục tìm hiểu chuyên sâu về Oracle, các hệ thống triển khai trong thực tế
(RAC). Tìm hiểu các cơ chế mã hóa dữ liệu trong Oralce.
Tìm hiểu thêm về HĐH mã nguồn mở như Linux, Centos để có thể triển khai Oracle trên các HĐH đó nhằm nâng cao tính sẵn sàng của hệ thống.
Triển khai một CSDL thực tế có quy mô nhỏ với mục đích kiểm thử và duy trì cho CDSL đó hoạt động ổn định.
40 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kiến trúc và quản trị người dùng
“kiến trúc và quản trị CSDL Oracle “ do trung tâm điện toán-công ty điện lực 2 biên dịch
Sao lưu và phục hồi
http://docs.oravn.com/B28359_01/backup.111/b28270/toc.htm
ngoài ra tham khảo thêm trong bộ giáo trình chuẩn của Oracle
http://docs.oravn.com/B28359_01/index.htm
và các website
http://khanh.com.vn/post/2011/08/14/Kien-truc-Oracle-Database- Server.aspx