Tình hình dư nợ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 27 - 33)

Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán, hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả do nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan, dư nợ bao gồm nợ quá hạn, nợ chưa đến hạn, nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ khó đòi. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và qui mô hoạt động của chi nhánh. Nó cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo và đồng thời nó cho biết số nợ mà Ngân hàng còn phải thu từ khách hàng.

a) Dư nợ theo thời hạn tín dụng.

Bảng 4.13: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Thời hạn

Năm Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%)

Ngắn hạn 991.130 78,29 939.865 81,09 879.411 79,77 -51.265 -5,17 -60.454 -6,43 Trung-dài hạn 274.889 21,71 219.238 18,91 222.970 20,23 -55.651 -20,25 3.732 1,70 Tổng cộng 1.266.019 100 1.159.103 100 1.102.381 100 -106.916 -8,45 -56.722 -4,89

Hình 4.7: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN.

- Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tại chi nhánh và giảm liên tục qua 3 năm. Dư nợ ngắn hạn năm 2005 là 991.130 triệu đồng chiếm 78,29% trên tổng dư nợ; năm 2006 là 939.865 triệu đồng, chiếm 81,09% trên tổng dư nợ; năm 2007 là 879.865 triệu đồng, chiếm 79,77% trên tổng dư nợ. Nhìn chung dư nợ ngắn hạn của chi nhánh giảm qua 3 năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Có như vậy là do Ngân hàng tăng cường cấp tín dụng ngắn hạn dưới các hình thức là tín dụng theo hạn mức và tín dụng từng lần, nó rất phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính chu kì của các doanh nghiệp và người dân. Đồng thời, Ngân hàng đã chủ động tìm kiếm khách hàng, đặc biệt là Ngân hàng áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trong việc cấp tín dụng và những chính sách nhằm giữ những khách hàng đã vay vốn nhiều lần và có thành tích tốt trong quá khứ, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong những năm qua.

- Khác với dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung dài hạn tăng giảm không đều qua các năm. Dư nợ trung dài hạn năm 2006 đạt 219.238 triệu đồng, giảm 55.651 triệu đồng so với năm 2005, nhưng qua năm 2007 tăng 3.732 triệu đồng so với năm 2006, tức là đạt 222.970 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng vốn của người dân dần kéo dài ra do chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề, phân lớn là những ngành có thời gian hoàn vốn khá dài nên nhu cầu vay vốn trung và dài hạn cũng tăng theo.

b) Dư nợ theo thành phần kinh tế.

Bảng 4.14: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Thành phần kinh tế

Năm Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tuyệt đối Tươngđối(%) Tuyệt đối Tương đối(%)

Doanh ngiệp Nhà nước 272.194 21,50 132.717 11,45 120.711 10,95 -139.477 -51,24 -12.006 -9,05 Kinh tế ngoài quốc doanh 993.825 78,50 1.026.386 88,55 981.670 89,05 32.561 3,28 -44.716 -4,36 Tổng cộng 1.266.019 100 1.159.103 100 1.102.381 100 -106.916 -8,45 -56.722 -4,89

(Nguồn: phòng kinh doanh)

- Dư nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ nền kinh tế, và giảm liên tục qua 3 năm. Dư nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước năm 2005 đạt 272.194 triệu đồng, chiếm 21,50% trong tổng dư nợ; năm 2006 đạt 132.717 triệu đồng, chiếm 11,45% trong tổng dư nợ; năm 2007 đạt 120.711 triệu đồng, chiếm 10,95% trong tổng dư nợ. Ta thấy tỷ lệ dư nợ qua các năm thấp là do Ngân hàng cố gắng thu các khoản nợ của các doanh nghiệp Nhà nước và hạn chế xét duyệt cho vay là vì đa số các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không có hiệu quả nên Ngân hàng chưa mạnh dạn đầu tư vào thành phần kinh tế này, dẫn đến dư nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước luôn thấp và giảm liên tục.

- Dư nợ đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh: ngược lại với doanh nghiệp Nhà nước, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trong cao trong tổng dư nợ nền kinh tế. Mặc dù vậy như tỷ trọng này biến động tăng giảm không đều qua các năm, năm 2006 đạt 1.026.386 triệu đồng, tăng 32.561 triệu đồng, với tốc độ 3,28% so với năm 2005, nhưng tốc độ này không duy trì được lâu, đến năm 2007 lại giảm chỉ đạt 981.670 triệu đồng. Nguyên nhân là do Cà Mau có nền kinh tế sản xuất nhỏ là chủ yếu, nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại rất nhiều, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các loại hình doanh nghiệp của tỉnh. Hoạt động của nó đã góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo ra được nhiều công ăn việc làm. Nhờ nhận thức được vai trò của các doanh nghiệp này Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho họ bằng cách đã ban hành nhiều Nghị Định để trợ giúp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy vậy, hoạt động của những doanh nghiệp này còn gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu vốn. Thấy được điều này Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã không ngừng nỗ lực để mở rộng quy mô hoạt động tín dụng với thành phần kinh tế này, nó được thể hiện qua dư nợ tín dụng đã tăng trong năm 2006. Trong năm 2007 dư nợ giảm là do Ngân hàng làm tốt công tác thu nợ đối với các thành phần kinh tế này. Mặt khác là do sự canh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn làm cho doanh số cho vay giảm, cũng góp phần làm giảm dư nợ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w