3.5.1 Sửa chữa, bổ sung bản án sơ thẩm
Như ta đã biết bản án của Tòa án là kết quả của hoạt động xét xử, nó kết thúc toàn bộ quá trình xét xử của Tòa án và thể hiện nội dung xét xử đối với một vụ án cụ thể. Uy tín của Tòa án là xét xử chính xác, giải quyết hợp tình, hợp lý các tranh chấp và yêu cầu của đương sự. Kết quả của hoạt động này là một bản án với nhận định và quyết định của Tòa án đều có căn cứ vững chắc trên cơ sở phân tích đầy đủ, khách quan những tài liệu, chứng cứ của vụ án đã được xem xét, thẩm tra kỹ lưỡng tại phiên tòa. Vì thế bản án có sức thuyết phục mạnh mẽ, sẽ được đương sự chấp nhận, thi hành nghiêm chỉnh và được cơ quan nhà nước, tổ chức và mọi người tôn trọng.
Với ý nghĩa như vậy, cho nên việc để sai sót xảy ra trong một bản án là điều không thể chấp nhận được. BLTTDS đã nhận rõ tầm quan trọng của bản án trong đời sống xã hội, đã quy định việc phải sửa chữa, bổ sung bản án được thực hiện như sau:
- Bản án sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai. Việc sửa chữa, bổ sung phải được thông báo ngay cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc sửa chữa, bổ sung; đồng thời thông báo cho cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
trường hợp Thẩm phán đó không còn đảm nhiệm chức vụ Thẩm phán thì Chánh án Tòa án thực hiện việc sửa chữa, bổ sung đó (xem Điều 240, BLTTDS).