0
Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG HD BANK QUẬN LÊ CHÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 28 -28 )

8. KDTM : Kinh doanh tiền mặt

2.2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân

2.2.3.2.1. Đối tượng thanh toán qua Ngân hàng còn hẹp,

+Nguyên nhân: đối tượng chủ yếu là kinh tế quốc doanh, các cơ quan,

đoàn thể nhà nước và một phần kinh tế ngoài quốc doanh, hầu hết kinh tế ngoài quốc doanh (chiếm 70 thu nhập quốc dân) chưa mở tài khoản tại Ngân hàng và thanh toán qua Ngân hàng, do vậy Ngân hàng không thể huy động triệt để các nguồn nhàn rỗi trong nền kinh tế.

+ Giải pháp: Triển khai và mở rộng tài khoản tiền gửi cá nhân và thanh

toán chuyển khoản qua tài khoản tiền gửi cá nhân

Bên cạnh những biện pháp tích cực làm tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng trị giá thanh toán chung, ngành Ngân hàng cần phải có những biện pháp tích cực hơn nữa trong việc mở rộng đối tượng thanh toán tới những doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tới từng người dân.

- Ngân hàng phải tuyên truyền, quảng cáo các hoạt động, những tiện ích của việc mở tài khoản và thanh toán qua Ngân hàng bằng nhiều hình thức khác nhau, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài truyền hình. Đây là việc cần phải làm thường xuyên liên tục chứ không phải làm cho xong.

- Ngân hàng phải đề ra được chiến lược khách hàng phù hợp, thành lập bộ phận marketing nhằm tiếp cận thị trường, qua đó thu thập đầy đủ thông tin và phân tích thị trường nhằm phân loại khách hàng.

2.2.3.2.2. Thủ tục thanh toán còn phức tạp chưa thuận tiện.

+ Nguyên nhân: Việc thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản tại

Ngân hàng khác hệ thống, khác địa phương còn phức tạp, chậm trễ, luân chuyển chứng từ phải qua nhiều Ngân hàng.

+ Giải pháp: nhanh chóng hoàn thiện các hình thức thanh toán

- Rút ngắn thời gian hiệu lực thanh toán của Séc từ 15 ngày xuống còn 10 ngày sẽ giúp cho việc luân chuyển chứng từ được nhanh chóng, nâng cao trách nhiệm của Ngân hàng và khách hàng trong thanh toán, tăng nhanh được tốc độ chu chuyển vốn, góp phần cuảng cố vai trò là trung tâm thanh toán trong nền kinh tế quốc dân của Ngân hàng.

- Ngành Ngân hàng cần mở rộng và thúc đẩy hình thức thanh toán thẻ phát triển nhanh và mạnh, thông qua các cơ quan trung gian (siêu thị, cửa hàng lớn, các trung tâm thương mại…) để việc sử dụng thẻ được thông dụng hơn.

2.2.3.2.3. Ứng dụng tin học còn hạn chế

+ Nguyên nhân: Tuy có ứng dụng tin học trong công tác thanh toán

qua Ngân hàng, song việc trang thiết bị chưa đồng bộ, chính vì những hạn chế đó nên ảnh hưởng tới công tác thanh toán qua Ngân hàng nhất là chuyển tiền ngoài hệ thống, khác địa phương.

+ Giải pháp: Thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng đầu tư trang thiết bị hiện đại để thực hiện thanh toán nhanh chóng, chính xác và an toàn, là một trong những định hướng và chủ trương lớn của ngành Ngân hàng đã đề ra.

- Ngân hàng Nhà nước và các NHTM, trước hết là các Ngân hàng thương mại quốc doanh phải phối hợp với nhau để nghiên cứu xây dựng quy trình chuyển tiền điện tử, thống nhất dựa trên một số nguyên tắc chung nhất. Còn các vấn đề liên quan đến bảo mật và an toàn trong thanh toán thì từng Ngân hàng phải tự xây dựng và qui định trong hệ thống của mình, có như vậy mới khắc phục được tình trạng thanh toán trong hệ thống thông suốt.

- Thực hiện nối mạng vi tính giữa các NHTM với nhau để giao dịch trực tiếp, rút ngắn thời gian thanh toán, từng bước thực hiện nối mạng giữa các Ngân hàng với khách hàng, trước hết là các khách hàng lớn.

2.2.3.2.4. Môi trường pháp lý còn hạn chế

+ Nguyên nhân: Môi trường pháp lý về thanh toán không dùng tiền

mặt chưa hoàn chỉnh nên việc phân định trách nhiệm của các bên tham gia thanh toán chưa có cơ sở xử lý khi có tranh chấp hoặc mất mát tài sản.

+ giải pháp: Ngân hàng Nhà nước cần sớm hoàn thiện các văn bản

pháp quy như:

- Ban hành quy chế đồng bộ, toàn diện để chỉ dẫn người dân mở tài khoản tiền gửi tại các NHTM và thanh toán qua Ngân hàng.

- Ngân hàng phải tạo mọi thuận lợi, đơn giản hóa các thủ tục pháp lý cho các doanh nghiệp tư nhân mở tài khoản và giao dịch với khách hàng. Đặc biệt, ngành Ngân hàng nói riêng và các cơ quan hữu quan nói chung cần tích cực sớm đưa ra phương án để có thể khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh mở tài khoản cá nhân và thẻ rút tiền tự động cho từng cán bộ công nhân viên trong cơ quan.

2.2.3.2.5. Trình độ năng lực cán bộ, nhân viên còn hạn chế

+ Nguyên nhân: cán bộ trong công tác thanh toán còn hạn chế

+ Giải pháp: Để có được đội ngũ cán bộ và nhân viên phù hợp với tình

hình mới Ngân hàng cần có chiến lược con người cụ thể và thực hiện một số giải pháp sau đây:

- Cán bộ, nhân viên thanh toán phải nắm vững luật pháp, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngành.

- Tôn trọng và giúp đỡ khách hàng, có tinh thần trách nhiệm cao và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong sáng.

- Có kiến thức và sử dụng thành thạo tin học, đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên, phân công đúng người đúng việc.

KẾT LUẬN

Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế và nhanh chóng hoà nhập với tiến trình phát triển chung của Thế giới, ngành Ngân hàng nước ta không ngừng mở rộng các dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, hoạt động thanh toán nói chung và Thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng ở Việt Nam hiện nay vẫn còn một số nhược điểm trong tổ chức, vận hành và tác nghiệp, cơ sở, trang thiết bị còn lạc hậu nhiều so với các nước trên thế giới. Do đó, việc đưa ra các giải pháp để hoàn thiện các hình thức tiền mặt ở Việt Nam trong thời gian tới là một đòi hỏi hết sức cần thiết.

Để tránh tụt hậu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán, Nhà nước nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng cần phải nhanh chóng tháo gỡ các rào cản làm giảm tiến trình phát triển và hội nhập. Các Ngân hàng cần phải đa dạng hoá, đa năng hoá, cung ứng các dịch vụ trọn gói, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, không chỉ hiện đại hoá ngành Ngân hàng Việt Nam bằng máy móc, công nghệ mà cần phải hiện đại hoá nhân tố cơ bản: con nguời đang công tác trong lĩnh vực Ngân hàng.

Đề tài: “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng HD Bank quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng” đã khái quát cơ sở lý luận về

Thanh toán không dùng tiền mặt, qua đó có thể nhận thấy sự cần thiết cũng như vai trò của Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường, thấy được những ưu, nhược điểm của từng hình thức. Việc tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại đó là cơ sở để đa ra các giải pháp và kiến nghị có tính khả thi. Bài viết này là một số giải pháp em đưa ra với mục đích hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán của ngành Ngân hàng nói chung và của chi nhánh Ngân hàng HD Bank quận Lê Chân nói riêng.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Trần Ánh Hằng, các thầy cô khoa Tài Chính Ngân hàng trường Cao đẳng Đại Việt, cùng ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Ngân hàng HD Bank quận Lê Chân đã giúp em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cám ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Lý Thuyết tài chính tiền tệ, PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân

2. Quản trị Ngân hàng thương mại, PGS. TS. Phan Thị Thu Hà, nhà xuất bản Giao thông vận tải

3. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

4. Báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh HD Bank Lê Chân năm 2011, 2012, 2013

5. Báo cáo thanh toán không dùng tiền mặt chi nhánh HD Bank Lê Chân năm 2011, 2012, 2013

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG HD BANK QUẬN LÊ CHÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 28 -28 )

×