Thái độ : yêu mến và tự hào về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Bài soạn lop 3 tuan 1 (Trang 46 - 50)

II/ Chuẩn bị :

GV : huy hiệu Đội, khăn quàng, băng nhạc, máy • HS : phiếu luyện tập, bảng Đ - S

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1) Khởi động : ( 1’ )

2) Bài cũ : ( 1’ )

- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh.

3) Bài mới :

 Giới thiệu bài : ( 1’ )

- Giáo viên : tiết tập làm văn hôm nay, các em sẽ nói những điều em đã biết về tổ chức Đội thiếu niên Tiền

phong Hồ Chí Minh. Sau đó, các em sẽ tập điền đúng nội dung vào một mẫu đơn in sẵn – Đơn xin cấp thẻ đọc sách.

- Ghi bảng.

 Hoạt động 1 : nói về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ( 20’ )

Bài tập 1 :

- Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài.

- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của yêu cầu bài.

- Cho đại diện các nhóm thi nói về tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

- Giáo viên nhận xét, bổ sung, bình chọn bạn am hiểu nhất, diễn đạt tự nhiên, trôi chảy nhất về tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

- Giáo viên : tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng ( 5 đến 9 tuổi – sinh hoạt trong các sao Nhi đồng ) lẫn thiếu niên ( 9 đến 14 tuổi – sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong )

- Giáo viên treo băng giấy ghi những điều gợi ý của BT1.

- Cho học sinh đọc các gợi ý.

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại gợi ý 1. + Bạn nào có thể trả lời câu hỏi này ?

- Giáo viên kết hợp ghi bảng.

- Giáo viên nhận xét, bổ sung : Đội thành lập vào ngày 15 – 05 – 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng. Tên gọi lúc đầu là Đội Nhi Đồng Cứu quốc

- Cho học sinh nhắc lại câu trả lời

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại gợi ý 2.

- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm tấm bìa rời có ghi tên 9 đội viên, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, chọn tên những đội viên đầu tiên của Đội.

- Cho các nhóm cử 5 bạn thi đua chọn tên 5 đội viên đầu tiên.

- Giáo viên nhận xét, chốt : đây chính là 5 đội viên của Đội : Nông văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Mì, Lí Thị Xậu và anh Nông Văn Dền là đội trưởng. Anh Nông Văn Dền chính là anh Kim Đồng.

- Giáo viên kết hợp ghi bảng

- Cho học sinh nhắc lại tên 5 đội viên đầu tiên.

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại gợi ý 3

- Cho cả lớp trả lời thông qua trò chơi : “Ai nhanh, ai đúng”

- Hãy nói những điều em biết về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

- Học sinh thảo luận nhóm

- Đại diện các nhóm thi nói

- Lớp nhận xét và bình chọn.

a) Đội thành lập ngày nào?

b) Những đội viên đầu tiên của Đội là ai ?

c) Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào ?

- Học sinh trả lời : Đội thành lập vào ngày 15 – 05 – 1941.

- 3 học sinh nêu lại.

b) Những đội viên đầu tiên của Đội là ai ?

- Học sinh thảo luận nhóm đôi

- Các nhóm thi đua

- Lớp nhận xét.

- 4 học sinh nhắc lại.

c) Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào ?

- Giáo viên phát cho 3 nhóm các tấm bìa có ghi thời gian mà Đội được mang tên Bác Hồ, yêu cầu học sinh đọc.

- Cho các nhóm thi đua chọn thời gian đúng.

- Giáo viên chốt : như các em đã biết lúc mới thành lập, Đội có tên là Đội Nhi Đồng Cứu quốc. một năm sau, vào ngày 15 – 5 – 1951 Đội đổi tên là đội thiếu nhi Tháng tám. Sau đó, vào tháng 2 năm 1956, Đội lại có tên là Đội thiếu niên Tiền phong và kể từ ngày 30 – 1 – 1970 cho đến nay Đội được mang tên Bác Hồ đó là Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

- Cho học sinh nhắc lại ngày Đội được mang tên Bác.

- Giáo viên đưa bảng phụ ghi các câu hỏi :

+ Các bạn Đội viên thường đeo gì trên cổ áo ? + Chiếc khăn quàng có màu sắc, hình dáng như thế nào ?

+ Huy hiệu Đội có hình vẽ gì ? + Tên bài hát của Đội là gì ?

+ Trong các năm học vừa qua, em đã được tham gia rất nhiều phong trào của Đội, em hãy nêu tên một số phong trào mà em biết.

- Cho học sinh đọc các câu hỏi trên

- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi : “Chuyền hoa”, mỗi bông hoa có gắn câu hỏi thông tin khác về Đội, bạn nào nhận được bông hoa ghi câu hỏi nào thì trả lời câu hỏi đó.

- Giáo viên chốt : Khăn quàng màu đỏ. Huy hiệu Đội vẽ một búp măng màu xanh khỏe mạnh trên nền cờ Tổ quốc. Bài hát của Đội là Đội ca do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác, qua đó thể hiện lòng tự hào cũng như sự quyết tâm xây dựng Đội vững mạnh của các bạn Đội viên. Vậy khi hát, ta phải có tư thế, thái độ như thế nào ?

- Giáo viên nhận xét, giáo dục tư thế khi hát : Khi hát phải nghiêm túc, không đùa giỡn, không đội mũ nón, đứng ở tư thế nghiêm, không nói chuyện.

+ Sau khi tìm hiểu về Đội em có suy nghĩ gì về Đội?

- Giáo viên : Đội là một tổ chức tốt. Trong năm học này, các em sẽ được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đội

+ Em sẽ làm gì để xứng đáng đứng vào hàng ngũ Đội ?

- Giáo viên : ngoài những thông tin về đội mà các em vừa biết được, các em có thể tìm hiểu thêm những thông tin về đội, về những tấm gương anh dũng của dân tộc, hay những câu chuyện cổ tích … qua tủ sách của thư viện

Muốn mượn được sách của thư viện, các em cần có thẻ đọc sách. Do đó, cô sẽ hướng dẫn các em viết đơn xin cấp thẻ đọc sách.

 Hoạt động 2 : Điền vào giấy tờ in sẵn • Bài tập 2 :

- Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài

- Học sinh đọc : 15 – 5 – 1941, 15 – 5 – 1951, tháng 2 – 1956, 30 – 1 – 1970

- Học sinh thi đua

- 3 học sinh nêu.

- Học sinh đọc các câu hỏi

- Học sinh thi đua trả lời

- Học sinh trả lời.

- Học sinh trả lời

- GV hướng dẫn học sinh nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.

- Gọi học sinh đọc 2 dòng đầu

- Giáo viên giới thiệu :

• Quốc hiệu : Cộng hoà XHCN Việt Nam • Tiêu ngữ : Độc lập – Tự do - Hạnh phúc.

- Giáo viên giới thiệu dòng : Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.

- Giáo viên gọi học sinh đọc dòng tiếp theo + Đây là phần nào của đơn ?

- Giáo viên giới thiệu dòng : Địa chỉ ghi đơn.

- Giáo viên gọi học sinh đọc từ dòng : Em tên là … Trường + Đây chính là phần nào mà các em đã được học ở lớp 2 ?

- Giáo viên cho học sinh đọc dòng nguyện vọng.

- Giáo viên : ở chỗ trống này, em sẽ ghi năm mà các em làm đơn.

+ Nêu phần còn lại.

- Giáo viên cho học sinh nêu lại hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.

Quốc hiệu : Cộng hoà XHCN Việt Nam

Tiêu ngữ : Độc lập – Tự do - Hạnh phúc.

Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn

Tên đơn

Địa chỉ ghi đơn

Họ, tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp, trường của người viết đơn.

Nguyện vọng và lời hứa.

Tên và chữ ký của người làm đơn

- Giáo viên cho học sinh làm bài vào VBT

- Giáo viên lưu ý học sinh : đọc kĩ từng dòng để điền cho chính xác

- Gọi học sinh đọc bài làm của mình

- Giáo viên lưu ý : khi viết bất kì một loại đơn nào thì phần Quốc hiệu và Tiêu ngữ là bắt buộc phải có. Trong đơn, có phần không cần phải viết theo mẫu như phần nguyện vọng và lời hứa. Các phần còn lại cần viết theo mẫu.

- Cho học sinh nêu nguyện vọng và lời hứa của bản thân mình ( khác mẫu )

- Giáo viên nhận xét, kết luận : hầu hết các lá đơn đều có những phần trên. Vậy khi em muốn tham gia vào đội hay tham gia vào đội văn nghệ của trường … em có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn với hình thức trình bày như thế.

( 15’ )

- Học sinh nêu, cả lớp đọc thầm.

- Cộng hoà … Việt Nam.

- Độc lập … Hạnh phúc. - Học sinh đọc. - Tên đơn - Cá nhân - Tự thuật - Cá nhân

- Lời hứa, lời cảm ơn, tên và chữ ký của người làm đơn.

- Cá nhân

- Học sinh làm bài

- Học sinh đọc

- Lớp nhận xét bạn đã điền đúng và đủ nội dung của từng dòng chưa.

- Cá nhân

4) Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )

- Yêu cầu học sinh nhớ đơn, thực hành điền chính xác vào mẫu đơn in sẵn để xin cấp thẻ đọc sách khi tới các thư viện.

- GV nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài : tìm hiểu về gia đình

Ký duyệt của khối trưởng.

Một phần của tài liệu Bài soạn lop 3 tuan 1 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w