NGUYỄN THIẾN (1495-1557)

Một phần của tài liệu Lịch sử Trạng Nguyên Việt Nam (Trang 30 - 33)

Người cùng quê với Trạng cậu. 38 tuổi đỗ Hội nguyên, được ban Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên), khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Đại Chính 3 (1532) đời Mạc Đăng Doanh. Làm quan nhà Mạc đến chức Lại bộ Thượng thư, Ngự sử đài đô ngự sử, Đông các đại học sĩ, Nhập thị kinh diên, tước Thư Quận công, bạn thân của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông là cháu ngoại Tiến sĩ Nguyễn Bá Kỳ. Con ông là Thường Quốc công Nguyễn Quyện, danh tướng nhà Mạc. (CNKBVN 1075-1919, tr. 367). Giang sơn bấy giờ chia làm hai: Từ Thanh Hóa trở vào thuộc nhà Lê làm Nam Triều, từ Sơn Nam (2) trở ra thuộc nhà Mạc làm Bắc Triều. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585), người xã Trung Am, huyện Vĩnh Lại (sau đổi là Vĩnh Bảo), tỉnh Hải Dương, nay là thôn Trung Am xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. 45 tuổi đỗ Trạng nguyên năm 1535 (theo Liệt huyện đăng khoa bị khảo (LHDK), Tam khôi bị lục; Bạch Vân Am cư sĩ Nguyễn Công Văn Đạt phả ký; Đỉnh khiết Đại Việt lịch triều đăng khoa lục; Đại Việt lịch đại Tiến sĩ khoa thực lục (TSTL): đỗ năm 50 tuổi), sau Nguyễn Thiến một khoa. Cả 5 trường thi (tức bài thi Hội và bài thi Đình) đều đỗ đầu. Làm quan đến chức Thượng thư, Thái phó, tước Trình Quốc công. 52 tuổi (1542), ông xin về trí sĩ. Nhưng vua Mạc Phúc Nguyên (1546-1561) vẫn thường sai sứ đến hỏi quốc sự. Ông mất năm Mạc Diên Thành 8 (1585) đời Mạc Mậu Hợp (1562-1592). Thọ 95 tuổi theo

LHĐK, TSTL: thọ 90 tuổi. Nguyễn Bỉnh Khiêm tự Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân Am. Tác phẩm hiện còn 2 tập thơ: Bạch Vân Am thi tập (chữ Hán) và Bạch Am quốc ngữ thi (chữ Nôm). (CNKBVN 1075-1919, tr. 375). Năm 1551, Mạc Phúc Nguyên nghe lời gièm pha của kẻ nịnh thần, nghi ngờ đại tướng Thái tể Phụng Quốc công Lê Bá Ly 77 tuổi (1476-1557), em rể vua Mạc Đăng Dung (1527-1529), và con là Thái phó Lê Khắc Thận có ý làm phản, nên sai quân vây bắt hai cha con Lê Bá Ly và thông gia Nguyễn

Thiến. Sau khi thoát được sự vây bắt của vua quan nhà Mạc, trong thế bất đắc dĩ, Nguyễn Thiến phải cùng hai con là võ tướng Nguyễn Quyện, Nguyễn Miễn (3) và gia đình theo Lê Bá Ly dẫn quân trốn vào Thanh Hóa quy thuận triều Lê đã trung hưng ở đây (4). Vua Lê Trung Tông (1548-1556) ban thưởng cho Nguyễn Thiến, cho giữ nguyên chức tước cũ, đảm trách việc tuyển bổ quan lại cho nhà Lê khoảng 7 năm. Ông bị bệnh mất năm Thiên Hựu (1557) đời Lê Anh Tông (1556-1573), thọ 63 tuổi. Tác phẩm của ông còn để lại có 5 bài thơ trong Toàn Việt thi lục.

Tương truyền khi ông cùng với hai người con sắp bỏ nhà Mạc theo nhà Lê, Nguyễn Bỉnh Khiêm có gửi ông một bài thơ có nhiều câu cảm khái. Nhưng sau đó ông vẫn quyết định vào Thanh Hóa giúp vua Lê. Trong Bạch Vân Am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn ghi lại nhiều bài thơ của ông. (Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam - TĐNVLSVN), tr. 636).

Lịch triều hiến chương loại chí (LTHCLC), Tập I, Nhân Vật chí, trang 266, vinh danh ông là một trong 39 Người Phò tá có công lao tài đức thời sau Lê trung hưng: "Lại xét lúc bấy giờ có những người làm tôi nhà Mạc rồi mới qui thuận, mà làm đến Tể tướng (dịch chữ Thai phụ) thì trước sau có ba người là Nguyễn Thiến, Nguyễn Phương Đĩnh, Đỗ Uông, tiếng tăm sự nghiệp của họ đều có tiếng ở đời...".

Phạm Trấn ( ? - ? )

Người xã Lam Kiều, huyện Gia Phúc , phủ Hạ Hồng , Hải Dương ( nay thuộc huyện Tứ Lộc, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn , niên hiệu Quang Bảo thứ 3 (1556), đời Mạc Tuyên Tông . làm quan cho nhà Mạc , khi nhà Mạc mất, cự tuyệt không ra làm quan cho nhà Lê nên bị ám hạị

Khoảng đời nhà Mạc, ở miền Hải Dương có hai người bạn ở gần làng nhau: Phạm Trấn ở làng Lâm Kiều và Ðỗ Uông ở làng Ðoàn Lâm.

Vào năm Quang Bảo đời Mạc Phúc Nguyên (1554- 1561), hai người cùng trạc ba mươi tuổi và cùng đỗ khoa thi hội. Ðến kỳ thi đình, Phạm Trấn đỗ Trạng nguyên, còn Ðỗ Uông thì đỗ Bảng nhãn. Trấn, sức học vốn kém Uông, nên hí hửng lắm, bảo: "Gìờ ta mới đè được thằng Uông đây!"

Uông nghe nói tức lắm. Lúc vinh quy, Trạng Bảng cùng về một đường. Bảng không chịu nhường Trạng đi trước, cứ dóng ngựa đi ngang hàng.

Ðến làng Hoạch Trạch, dân chúng kéo nhau ra xem và xin thơ để đề vào chiếc cầu ở đầu làng. Ðó là chiếc cầu ngói hơn mười gian. Bảng, Trạng liền thách nhau qua bảy gian phải vịnh xong bài thơ; ai xong trước đi trước, không được tranh nhau.

Lần ấy Trấn thắng, ai cũng chịu tài, chỉ Uông không phục, cho là thơ đã làm sẵn từ bao giờ. Rồi, lại dóng ngựa đi ngang hàng. Ðến làng Minh Luận, có người mới làm xong nhà, ra đón đường xin một bài thơ mừng nhà mới. Trấn đọc luôn:

Năm năm thêm phú quý Ngày ngày hưởng vinh hoa

Xưa có câu như thế Nay mừng mới làm nhà.

Lần này, Uông đã có vẻ hơi chịu tài nhanh nhẹn của Trấn. Ðến cầu làng Ðoàn Lâm, tục gọi là Cầu Cốc, trong cầu có cô bán hàng là cô Loan; hai người lại thách nhau làm bài thơ Nôm lấy đề là "Cô Loan bán hàng cầu Cốc". Hạn mỗi câu phải có hai giống chim, qua cầu phải xong, ai xong trước đi trước, nhất thiết không được tranh nhau nữa. Trấn ngồi trên lưng ngựa, đọc ngay rằng:

Quai vạc đôi bên cánh phượng phong Dở giang bán chác lựa đồ công Xanh le mở khép nem hồng mới Bạc ác phô phang rượu vịt nồng...

Bảng bấy giờ mới thực sự chịu phục Trạng là nhanh trí và nhường cho Trạng đi trước, không tranh dành gì nữa.

Nguyễn Quốc Trinh ( 1624 - 1674 )

Người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, Trấn Sơn Nam Thượng ( nay là xã Đại Áng, huyện Thanh Trì , Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659), đời Lê Thần Tông . Làm quan đến Bồi tụng. Đi sứ

Thanh ,bị giết hại, sau được truy tặng Binh bộ Thượng thư, Trì Quận Công. Vua cho tên thụy là Cường Trung và phong cho làm Thượng đẳng Phúc thần.

Sách Đăng khoa lục của Trần Tiến do Đạm Nguyên dịch có ghi: "Ông nội của Trạng nguyên một lần đi chơi trong làng nhặt được túi vàng của một thầy địa lý người Tàu đánh rơi. Ông đem trả lại, thầy Tàu cảm ơn và muốn chia cho người nhặt được một nửa. Ông lắc đầu cười cất tiếng: "Tôi đâu có tham tiền mà chỉ tham cái chữ thôi. Nhưng chữ nghĩa chẳng ai đánh rơi bao giờ!...". Thầy Tàu ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: "Nếu ông không thích vàng bạc thì để tôi đền ơn bằng chữ nghĩa vậy. Tôi cam đoan rằng con cháu ông sẽ học hành tấn tới, đỗ đạt cao". Nói rồi thầy Tàu tìm một mảnh đất gần đó bảo ông nội đem hài cốt của tổ tiên táng vào đó, và trồng bên cạnh mộ một cây hoa. Bao giờ thấy bên mộ cây hoa đơm hoa thì thắp hương khấn cầu khắc được".

Nghe lời thầy Tàu, ông bố Trạng nguyên làm y như lời thầy dặn. Vài năm sau vợ ông sinh được hai con trai, rồi ông qua đời. Hai anh em phải làm thuê làm mướn để lấy tiền đi học một thầy đồ nổi tiếng trong tổng. Một hôm người chị gái lấy chồng xã bên mang gạo tiền chu cấp thêm cho hai em thấy cả hai đứa đang mải mê gọt sáo diều bèn mách với thầy. Thầy đồ tức giận gọi vào cất tiếng;

- Hai trò học bài xong chưa mà đã đi chơi vậy? Nguyễn Quốc Trinh thưa:

- Dạ, thưa thầy... anh em đâu có chơi mà ngồi ngẫm cho chữ nó chui xuống bụng ạ. Thầy giận dữ:

- Ngươi chỉ giỏi biến báo, học mà tay không cầm sách...? Ta ra câu đối, nếu anh em ngươi không đối được thì ta sẽ phạt roi.

Ngẫm nghĩ một lúc, thầy chỉ vào người chị gái của Nguyễn Quốc Trinh vuốt râu cất tiếng:

- Bất học hiếu du, vi tỉ giáo. (Không học thích chơi, trái lời chị) Nguyễn Quốc Trinh nhoẻn cười rồi lễ phép đối lại:

- Đăng khoa cấp đệ, trọng sư danh. (Đỗ khoa cấp đệ nổi danh thầy) Thầy đồ tròn mắt nhìn Nguyễn Quốc Trinh:

- Xưa nay ta vẫn nghĩ con nhà nông phu đi học chỉ may ra lấy được cái bằng Tú tài cho oai với làng xóm nào ngờ người lại hay chữ như vậy. Nếu hai trò chăm chỉ ta tin rằng cả hai anh em đều sẽ đỗ cao. Thôi từ nay ta nuôi cho cả hai anh em ăn học và không phải đi làm thuê làm mướn nữa.

Từ đó hai anh em Nguyễn Quốc Trinh được thầy nuôi cho ăn học. Năm 1659 hai anh em cùng lên Kinh đô dự thi. Nguyễn Quốc Trinh đậu Trạng nguyên, còn em là Nguyễn Đình Trụ đậu tiến sĩ. Nguyễn Quốc Trinh là người rất có công với Chúa Trịnh Tạc. Chuyện xưa không biết thực hư thế nào. Nhưng chuyện câu đối của Nguyễn Quốc Trinh là có thật. Học trò mà biết kính thầy được thầy yêu cũng là lẽ đương nhiên. Mong rằng, tình thầy trò như vậy sẽ được tái hiện lại trong cuộc sống hôm nay.

Một phần của tài liệu Lịch sử Trạng Nguyên Việt Nam (Trang 30 - 33)

w