Những bất cập, thiếu sót trong Luật thuế thunhập cá nhân của Việt Nam:

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam và đưa ra giải pháp chống thất thu thuế (Trang 46)

- Trung Quốc: Sửa luật thuế cân bằng giàu nghèo

3.Những bất cập, thiếu sót trong Luật thuế thunhập cá nhân của Việt Nam:

Việt Nam:

Tuy có được rất nhiều những bước tiến bộ trong thời gian qua nhưng thuế TNCN ở VN ta vẫn còn bộc lộ những thiếu sót đáng băn khoăn và lo ngại.

a. Về biểu thuế và cách tính thuế:

Với nội dung quy định trong Pháp lệnh và Thông tư như trên ta có thể thấy một số điểm như sau:

- Thứ nhất, việc động viên thuế thu nhập cá nhân được thực hiện thông qua 3 sắc thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cá nhân kinh doanh, thuế thu nhập đối với người co thu nhập cao từ tiền lương, tiền công; thuế chuyển quỳên sử dụng đất đối với người có thu nhập từ chuyển quỳên sử dụng đất. Việc áp dụng này đem đến bất cập là chưa bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế. Vì cùng là thu nhập của cá nhân nhưng thu nhập từ kinh doanh không được trừ khởi điểm mà nộp theo mức 28% trong khi thu nhập từ tiền lương trên mức khởi điểm 5 triệu đồng mỗi tháng mới phải nộp tuế và chịu thuế suất luỹ tiến từng phần từ 10% đến 40%.

- Thứ hai, việc phân chia thu nhập chịu thuế thành 2 loại thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên không chỉ dẫn đến sự mất công bằng mà còn tạo điều kiện cho các đối tượng dựa vào đó mà trốn thuế hay biến tấu hình thức thu nhập. Xét trên quan điểm đánh thuế thu nhập thì chúng ta nên xem xét mọi đồng tiền chịu thuế đều là như nhau, những ưu đãi đối với từng hoạt động tạo thu nhập nên được thực hiện tách rời với hoạt động tính thuế thu nhập.

- Thứ ba, đối với thuế thu nhập thường xuyên chỉ có một biểu suất thuế chung cho tất cả các đối tượng. Không phân biệt hoàn cảnh gia đình và bản thân cá nhân đó. Khi xây dựng biểu thuế người ta phải quan tâm đến tính công bằng của biểu thuế, nó ngoài việc huy động nguồn thu cho NSNN thì còn phải quan tâm đến sau khi thu thuế thì người đó và gia đình sống ra sao.

- Thứ tư, việc phân chia ra làm biểu thuế áp dụng đối với người nước ngoài và với người Việt Nam còn nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều bài báo đã viết về vấn đề này, đa số là muốn duy trì một biểu thuế. Tuy nhiên, do thu nhập ở nước ta còn thấp hơn so với thu nhập ở nước ngoài nên không thể lấy thu nhập của người Việt Nam hay thu nhập của người nước ngoài làm chuẩn mực để xây dựng một biểu thuế. Do đó việc xây dựng một biểu thuế thống nhất tại thời điểm hiện tại là chưa có tính khả thi.

- Thứ năm, là về mức thuế suất của nước ta hiện nay. Khoảng cách giữa các bậc thuế suất đều bằng 10% do đó mức điều tiết đối với những người có

cách để trốn thuế. Đồng thời nếu chúng ta để mức thu nhập khởi điểm tính thuế và mức thu nhập chịu thuế cao nhất cao như hiện nay thì thuế suất thực sẽ khác xa rất nhiều so với thuế suất cao nên phạm vi đánh thuế sẽ bị thu hẹp lại. Như vậy chính sách thuế thu nhập ở nước ta vẫn chưa mang tính chất chung của xã hội mà mới chỉ là gói gọn trong một nhóm người đặc biệt không đảm bảo được tính công bằng xã hội.

- Thứ sáu, việc đánh thuế thu nhập bổ sung đối với người có thu nhập trên 15triệu đồng sau khi đã nộp thuế là quá gò ép đối với những người có thu nhập cao. Nó gây cho họ tâm lý là Nhà nước không muốn cho họ giàu và tìm cách giới hạn một mức thu nhập mà họ có thể nhận được. Đây cũng là một vấn đề mà các nhà làm luật cần xem xét tỉ mỉ luật thuế thu nhập cá nhân trong thời gian tới.

- Thứ bảy, với một mức đánh thuế khởi điểm cố định không hề được thay đổi qua nhiều năm dù cho nền kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng cao làm cho giá cả leo thang. Ngoài ra, trong tình trạng giá cả leo thang và lạm phát như hiện nay, thì dường như mức áp dụng thuể thu nhập cá nhân vẫn còn nhiểu chỗ chưa hợp lý. Mức thu nhập khởi điểm chịu thuế cố định khiến cho nó không còn phù hợp với tình hình biến động nhanh chóng của thị trường, cũng như mức giảm trừ cho người phụ thuộc cứng nhắc và thiếu thực tế trở nên quá ít so với mức tiêu dùng thực sự. Chính vì thế, mặc dù thuế thu nhập cá nhân không tăng nhưng lại khiến cho đời sống người dân ngày càng khó khăn trong tình hình “ mọi thứ đều tăng giá” như hiện nay. Cộng thêm việc chưa nắm được tầm quan trọng của sắc thuế và thiểu ý thức quốc gia cộng đồng khiến cho nhiều người vẫn còn suy nghĩ muốn trốn thuế. - Cuối cùng là vấn đề về diện bao quát của cơ sơ thuế. Các khoản thu nhập từ kinh doanh cá thể hay của doanh nghiệp tư nhân, các khoản thu nhập từ lãi cho vay, lãi đầu tư và một loạt các khoản thu nhập khác hiện nay chưa được đưa vào thu nhập chịu thuế. Ngoài ra các khoản thu nhập từ lãi vay, đầu tư chứng khoán, trái phiếu… chưa được đưa vào thu nhập chịu thuế. Đây là một vấn đề còn chưa được hợp lý trong luật.

b. Về bộ máy tổ chức quản lý thu thuế:

Mặc dù số thuế thu nhập cá nhân đã được tăng đáng kể trong thời gian qua nhưng nó chưa thực sự phản ánh được khả năng đóng góp của toàn bộ xã hội. Nguyên nhân dẫn đến điều này là:

Nếu xét về vai trò của thuế thu nhập cá nhân. Ngoài chức năng là huy động nguồn thu cho NSNN thì nó chưa thể hiện rõ nét các chức năng khác. Mặc dù tăng trưởng kinh tế trong mấy năm qua luôn ở mức cao, nhưng do xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta còn thấp, GDP/người của nước ta còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới vì vậy mức độ đóng góp vào NSNN vẫn còn rất thấp. Chúng ta mới chỉ tăng về giá trị tuyệt đối, còn khi đem so sánh tương đối thì sự gia tăng vẫn là không đáng kể. Vai trò làm công cụ trong chính sách tài khoá của chính phủ, làm tăng tỷ lệ tiết kiệm quốc gia và tạo công bằng xã hội của thuế thu nhập cá nhân chưa đạt được hiệu quả cao.

Nếu xét về việc thực hiện thuế thu nhập cá nhân. Do người có thu nhập cao chưa thực hiện nghiêm chỉnh, nên mặt quản lý thu nhập của các đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân vấp phải nhiều khó khăn. Rất nhiều khoản thu nhập của dân cư mà Nhà nước chưa xác định được và cũng chưa đề ra được biện pháp quản lý thích hợp.

Xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên mà công tác quản lý thu thuế hiện nay đang nảy sinh nhiều bất cập như sau:

→ Thu nhập của rất nhiều ngành nghề như giảng dạy, ca hát, luật sư, môi giới chưa được cơ quan thuế quản lý. Hiện nay Nhà nước và các cơ quan thuế chưa thực hiện giám sát các hoạt động một cách chặt chẽ do đó các đối tượng đều hầu hết không kê khai các khoản thu nhập này khi tính thuế. Cơ quan thuế thường uỷ nhiệm cho các Sở Thương mại, Văn hoá thông tin, Lao động… và ban ngành có trách nhiệm quản lý các đối tượng này làm nhiệm vụ khấu trừ thuế. Nhưng do không chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý thuế đồng thời các hình thức chi trả cho hoạt động uỷ nhiệm này cũng không có sức hấp dẫn để các cơ quan làm nhiệm vụ uỷ nhiệm thu nhiệt

quản lý. Về phía các cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế cũng chưa nhận thức đầy đủ nghĩa vụ kê khai và nộp thuế thu nhập. Các khoản thu nhập đóng góp phần chủ yếu vào thu nhập không phải là từ tiền lương mà lại là từ tiền thưởng và bổng lộc khác không mang tính đều đặn càng gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc giám sát kiểm tra. Từ đó có thể thấy rằng con số thuế thu nhập cá nhân theo tính toán vẫn chưa phản ánh đúng khả năng đóng góp của thuế thu nhập cá nhân đối với NSNN.

→ Các đối tượng là người nước ngoài và người lao động Việt Nam làm trong các doanh nghiệp nước ngoài hay các văn phòng đại diện cũng chưa được quản lý một cách đầy đủ. Nguyên nhân của vấn đề này là hiện nay các văn bản pháp luật để quản lý về cư trú và những khai báo về thu nhập cũng như người lao động ở các văn phòng đại diện, các chi nhánh nước ngoài còn hết sức sơ sài và thiếu chặt chẽ. Vì vậy, cơ quan thuế rất khó khăn trong việc quản lý số đối tượng này, và tất yếu là một số lượng đáng kể các cá nhân đã trốn không phải nộp thuế. Đối với các cá nhân làm việc trong cơ quan sản xuất kinh doanh có đăng ký kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân cho lao động của cơ sở mình thì cơ quan thuế cũng chưa kiểm tra được mà chủ yếu vẫn dựa vào tờ khai báo của các đơn vị uỷ nhiệm thu. Đối với các đơn vị chi trả thu nhập mà không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hay VAT thì việc uỷ nhiệm thu gần như không được thực hiện, các đối tuợng thì không tự giác trực tiếp đến cơ quan thuế để kê khai nộp thuế.

→ Quá nhiều giấy tờ, thủ tục

Bộ máy thu thuế TNCN được tổ chức còn thiểu chặt chẽ mà lại quá rườm ra, thủ tục giấy tờ quá nhiều, lại có quá nhiều công đoạn khiến cho bộ máy thu thuế trở nên nặng nề mà lại hoạt động kém hiệu quả, gây thất thoát và hao phí NSNN. Chỉ riêng giảm trừ gia cảnh, những quy định cũng đã làm "ù tai, hoa mắt" bởi có quá nhiều loại giấy tờ, thủ tục, hồ sơ mà người nộp thuế cần phải thực hiện và đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý thuế. Ví dụ trường hợp người nộp thuế có con theo học và là người phụ thuộc thì đã cần: Giấy khai sinh, giấy xác nhận của trường hoặc bản chứng thực thẻ sinh viên, biên lai thu học phí hoặc chứng từ nộp khoản chi phí tiền học, tiền sinh hoạt

phí có niên độ phù hợp với năm tính thuế. Ví dụ, người nộp thuế có con tàn tật thì ngoài giấy khai sinh, người nộp thuế còn phải "đưa con lên trung tâm giám định y khoa tận tỉnh, thành phố" để khám, xác nhận về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.

Nếu theo hướng dẫn, một người nộp thuế có 2 con đang học, cháu tàn tật không nơi nương tựa, bố mẹ già, vợ thu nhập thấp thì cần 30 loại giấy tờ...

Song có lẽ sẽ là "rủi ro" nếu như người nộp thuế được hoàn thuế. Đến đây, lại một núi công việc, giấy tờ gồm: Đơn xin hoàn thuế, bản photocopy giấy chứng minh nhân dân, tờ khai quyết toán thuế, các chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu thuế, chứng từ xác định tình trạng kết thúc thời gian làm việc, quyết định thôi việc, bản thanh lý hợp đồng lao động... Luật gia Hữu Dung nhận xét: Nếu một người nộp thuế phải tham gia tất cả quy trình trên thì có lẽ "cả năm chỉ đi lo thủ tục thuế".

→ Chưa có một bộ phận thuế chuyên trách trong lĩnh vực thu thuế thu nhập cá nhân. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thì họ kê khai đồng thời với các loại thuế khác. Việc thu thuế thông qua cơ quan uỷ nhiệm thu thì chưa được thực hiện nghiêm túc do bản thân cơ quan uỷ nhiệm thu chưa nhận thức được hết trách nhiệm của mình, đồng thời cơ quan thuế cũng chưa có những biện pháp khuyến khích hữu hiệu để cơ quan uỷ nhiệm thu nhiệt tình trong công tác này.

→ Quá trình thanh toán ở Việt Nam vẫn chủ yếu là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Chính vì đặc điểm này mà việc kiểm soát thu nhập càng trở nên khó khăn đồng thời nó cũng tạo điều kiện cho việc trốn thuế dễ dàng hơn.

→ Ý thức của người dân về nghĩa vụ nộp thuế kém. Điều này xuất phát từ hai phía, phía cơ quan Nhà nước và phía cá nhân nộp thuế. Cơ quan Nhà nước chưa có những biện pháp tuyên truyền giáo dục đối với người dân về ý thức trách nhiệm nộp thuế. Cả những cơ quan chi trả nhièu khi cũng cố tình làm lờ đi và không thực hiện nghĩa vụ khấu trừ thuế tại nguồn. Còn về phía

khắc, đồng thời do trình độ dân trí còn thấp nên họ không hề có ý thức trong việc kê khai và nộp thuế.

Do tất cả những yếu tố này nên số thu từ thuế thu nhập cá nhân được báo cáo hàng năm vẫn chưa phản ánh đúng thực chất về khả năng nộp thuế thu nhập của nước ta. Con số đó có thể lớn hơn nhiều nếu như công tác kê khai và thu nộp thuế được thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam và đưa ra giải pháp chống thất thu thuế (Trang 46)