- Tiến hành rà soát, đánh giá hiệu quả, phân loại mô hình trang trại hiện có trên địa bàn tỉnh theo từng vùng, xác định rõ những mô hình phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao để khuyến khích nhân dân học tập, áp dụng.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến về các mô hình trang trại.
3.3. MỘT VÀI KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Trang trại ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Nó cho phép khai thác, sử dụng triệt để tiềm năng vềđất đai, đặc biệt ở những vùng đồi núi như tỉnh Gia Lai hiện nay mang lại khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn cho xã hội.
Thực trạng trang trại ở Gia Lai cho thấy, các nguồn lực của các trang trại huy động còn thấp, kết quả sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế mang lại cũng chưa cao. Tuy nhiên, qua thực tế cũng có thể kết luận rằng: nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doạnh của các trang trại ởđây không phải do quy mô đất đai của trang trại mà do sự lựa chọn loại hình kinh doanh phát huy lợi thế so sánh của địa phương; trình độ quản lý của chủ trang trại đã mang lại nhiều trang trại có quy mô đất đai nhỏ nhưng có tỷ suất nông sản hàng hoá lớn.
Phát triển trang trại ở tỉnh Gia Lai là một định hướng đúng đắn. Tác giả của luận văn hi vọng rằng với những giải pháp, kiến nghị của tác giảđề xuất từ quá trình phân tích thực trạng tình hình phát triển trang trại trên địa bàn, trong thời gian tới nếu được các cấp chính quyền địa phương sử dụng như cơ sởđể xây dựng một chương trình, kế hoạch tổng thểđể thúc đẩy sự phát triển trang trại về mọi mặt trong thời gian tới./.