Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học phần động học chất điểm, Vật lí 10 theo tiếp cận PISA (Trang 88)

10. Cấu trúc luận văn

3.4.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Theo phân phối chương trình, chương động học chất điểm được dạy trong trong 8 tiết, kể cả ôn tập. Vận dụng việc tổ chức dạy học theo các pha của dạy học giải quyết vấn đề và thảo luận nhóm.

Buổi đầu, giáo viên hướng dẫn học sinh làm quen với các ngữ cảnh và tình huống theo tiếp cận PISA. Sau đó giáo viên nêu vấn đề nghiên cứu, yêu cầu học sinh nghiên cứu tình huống 1.1 và chuẩn bị cho thảo luận.

Các vấn đề chúng tôi nêu ra để định hướng hoạt động học tập của học sinh là:

- Làm thế nào xác định vật chuyển động hay không? - Làm thế nào xác định vị trí của vật trong chuyển động?

Qua quan sát cho thấy, sau khi nhận các nội dung chuẩn bị, chỉ có một vài học sinh có biểu hiện của sự quan tâm tới vấn đề phân tích ngữ cảnh và tình huống (như chăm chú đọc câu hỏi và suy nghĩ) còn phần lớn các em tập trung ngay vào đọc lướt qua. Điều đó cho thấy học sinh chưa quen học tập theo phương pháp tự học, tích cực, tự lực, thói quen dựa vào sự trình diễn của giáo viên.

Để đưa tất cả học sinh vào hoạt động chúng tôi tiến hành:

1. Hạn chế thời gian và yêu cầu cả lớp suy nghĩ tìm kiếm thông tin trả lời ngắn gọn vào phiếu.

2. Tương tác thường xuyên với từng nhóm nhỏ học sinh, nhằm định hướng cho hoạt động học tập của học sinh.

Chỉ sau khi giáo viên tiến hành hai việc trên thì học sinh mới bắt đầu tập trung suy nghĩ trả lời vào phiếu của mình và sau đó chuyển cho học sinh đại

80 diện của bàn mình tập hợp lại cùng thảo luận.

Quá trình thảo luận:

- Hầu hết học sinh đều trả lời được các câu hỏi nêu ra, nhưng khi yêu cầu cho ví dụ, đa số học sinh rất lúng túng, không đưa ra được các ví dụ cụ thể hoặc không mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình, điều này chứng tỏ học sinh chưa có thói quen tự lực, tìm tòi giải quyết vấn đề, ít có tính sáng tạo trong học tập.

- Học sinh có thể đọc lại định nghĩa về độ dời, quãng đường, hệ quy chiếu, nhưng khi giáo viên hỏi thêm " Độ dời khác quãng đường như thế nào?, tại sao độ dời lại là đại lượng véc tơ?" thì học sinh tỏ ra lúng túng, không trả lời được.

Qua giờ học chúng tôi đã rút ra một vài nhận xét:

Để có thể động viên học sinh tích cực tham gia phát hiện các vấn đề cần nghiên cứu, cần đặt các câu hỏi định hướng hoạt động phát hiện tình huống cho học sinh, chọn câu hỏi có nội dung không quá rộng, chung chung mà cần lựa chọn câu hỏi mang tính định hướng cao.

Chúng tôi rút kinh nghiệm ngay và từ các giờ sau chúng tôi đã chuẩn bị máy chiếu và các video về tình huống , giới thiệu ngữ cảnh và tình huống, yêu cầu thảo luận theo số lượng học sinh; đầu giờ phát phiếu yêu cầu học sinh trả lời vào phần trống để sẵn. Hiệu quả thao tác này tăng lên rõ rệt, học sinh trật tự và tiết kiệm được thời gian hơn.

Trong quá trình học sinh tự nghiên cứu tài liệu giáo khoa để trả lời câu hỏi, giáo viên thường di chuyển quanh lớp học, nghe, trao đổi với các nhóm hay cá nhân. Một số tương tác có khi chỉ vài giây hoặc vài phút, có thể tập trung thời gian nhiều hơn với một nhóm học sinh đang thảo luận tích cực.

81

khích học sinh tự đánh giá công việc của mình, hoặc giáo viên đánh giá tại chỗ đối với sự suy nghĩ của các học sinh. Sự hiểu biết của giáo viên về học sinh được căn cứ vào các đánh giá này, tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch cho thảo luận với toàn bộ lớp học.

Qua tập hợp số phiếu học tập vận dụng kiến thức được thu về cho thấy: Tổng cộng có 46/50 (92%) học sinh trả lời vào phiếu yêu cầu. Trong đó có 18 (36%) học sinh trả lời chính xác, đầy đủ.

Nhận xét về tinh thần học tập của học sinh, bắt đầu từ giờ này số đông học sinh có sự quan tâm và tham gia việc đóng góp xây dựng bài với một không khí sôi nổi và tích cực hơn. Trong khi thảo luận với cả lớp, giáo viên nhắc lại một số ý kiến của một vài nhóm hoặc một vài cá nhân trong lớp mà giáo viên thu nhận được trong các trao đổi ngắn với từng nhóm, hoặc đọc một số phiếu trả lời của một số học sinh, điều này đã đem lại sự tranh luận sôi nổi giữa các học sinh, nhóm học sinh bảo vệ quan điểm của mình và các nhóm khác có quan điểm khác.

Các mô hình, hình vẽ và Video clip được chúng tôi sử dụng trong giờ học, cho các học sinh quan sát, tìm hiểu đã thật sự đem lại không khí học tập sôi động và có sức thuyết phục cao đối với học sinh.

Trong bài tiếp theo, nhờ có phiếu bài tập về nhà, trong đó yêu cầu học sinh chuẩn bị cho phần thảo luận. Giờ học trên lớp, sau khi giáo viên nhắc lại ngữ cảnh, tình huống và các yêu cầu cần thực hiện, với các kiến thức đã chuẩn bị, các học sinh đã có thể tự xây dựng được kiến thức cần đạt, mặc dù phần trình bày của học sinh còn chưa được rõ ràng. Nguyên nhân chính là do học sinh chưa được rèn luyện kĩ năng sử dụng các thông tin để trình bày một vấn đề. Tuy nhiên, qua các bài trình bày, chúng tôi nhận thấy khả năng vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng vật lí và sử dụng các thông tin để chứng minh hoặc bác bỏ một quan điểm của học sinh tăng lên rõ rệt.

82

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học phần động học chất điểm, Vật lí 10 theo tiếp cận PISA (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)