Định nghĩa

Một phần của tài liệu Ước lượng chi phí phần mềm bằng CBR (Trang 35)

2. CHƢƠNG 2 LẬP LUẬN TRÊN KINH NGHIỆM

2.1. Định nghĩa

Phương pháp Case - based reasoning được nhà tâm lý học người Mỹ, Roger Schank đưa ra năm 1982. Năm 1983, Janet Kolodner phát triển hệ thống CBR đầu tiên tại trường đại học Yale [8]. Từ đó đến nay phương pháp này đã có những bước tiến đáng kể và được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm thực tế.

Lập luận theo kinh nghiệm (Case-based Reasoning – CRB) là phương pháp tìm lời giải bài toán trên cơ sở hiệu chỉnh lời giải của các bài toán khác đã có [8].

Về một khía cạnh nào đó có thể xem CRB là phương pháp “tra từ điển” của các lập luận có sẵn để tìm ra lời giải. CRB khác với các cách tiếp cận truyền thống ở chỗ nó chỉ quan tâm tới lời giải của bài toán là cái gì chứ không quan tâm tới cụ thể bài toán được giải như thế nào (hay làm thế nào để có lời giải đó). Phương pháp này cũng không quan tâm tới bài toán tổng quát mà chỉ quan tâm tới từng bài toán cụ thể. Có thể so sánh mặt này của CRB với phương pháp “học tủ” ở con người.

Tuy nhiên, giữa CBR và phương pháp “tra từ điển” có những điểm khác biệt cơ bản. Trong từ điển, ca lập luận của bài toán có thể không tồn tại mà chỉ tồn tại một hoặc một vài ca lập luận tương tự với nó. Lời giải cũ cũng không phải được áp dụng nguyên xi mà có sự hiệu chỉnh cho phù hợp với bài toán mới. Ngoài ra trong CBR, bên cạnh các ca lập luận vẫn tồn tại các luật tạo nên tri thức nền (general knowledge) hỗ trợ cho tìm kiếm và hiệu chỉnh. Do đó, CBR là phương pháp lập luận tích cực hơn nhiều so với phương pháp lập luận theo trí nhớ (Memory-based reasoning) đã được đề xuất trước đây.

Một phần của tài liệu Ước lượng chi phí phần mềm bằng CBR (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)